Sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành trong hợp đồng mua bán tài sản?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:17 (GMT+7)

Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.

1.Căn cứ pháp lý

Sửa chữa vật là một trong những phương án bảo hành sản phẩm mà bên bán có thể áp dụng khi bán một tài sản cho bên mua. Điều 448 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành như sau:

Điều 448. Sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành
1. Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.
2. Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.
3. Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền”.

2.Nội dung

-Bảo hành sản phẩm là cam kết của nhà sản xuất hoặc bên bán về việc sửa chữa hoặc thay thế miễn phí trong trường hợp sản phẩm đã mua bị hư hỏng, khuyết tật theo quy định cụ thể về điều kiện bảo hành và được thực hiện trong một quãng thời gian xác định. Bảo hành là nghĩa vụ của bên bán mà pháp luật quy định để bảo vệ lợi ích cho bên mua khi mua phải hàng hóa kém chất lượng, tuy nhiên, chính sách bảo hành phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của bên bán. Thông thường, bên bán đưa ra phương án bảo hành cụ thể, bên mua chỉ có thể chấp nhận hoặc chấp nhận mà không có quyền thỏa thuận sửa đổi nội dung. Theo đó, sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành là một trong những phương án bảo hành pháp luật quy định mà bên bán có thể áp dụng. 

2.1.Nghĩa vụ của bên bán

-Khi tài sản bị hư hỏng trong thời hạn bảo hành thì trước hết bên bán phải có nghĩa vụ sửa chữa vật, đồng thời bên bán phải đảm bảo sau khi vật được sửa chữa phải có chất lượng tiêu chuẩn đúng như đã cam kết, hoặc có đầy đủ đặc tính sử dụng. Hay nói cách khác, bên bán có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu của vật như trong thỏa thuận của các bên về chất lượng của vật trong hợp đồng. Việc sửa chữa tài sản là phương án dự phòng nhằm đảm bảo về chất lượng vật bán khi bên mua phát hiện ra những khuyết tật, hư hỏng của hàng hóa trong thời hạn bảo hành. Việc sửa chữa bảo gồm khắc phục lỗi trên các linh kiện, bộ phận ban đầu hoặc thay thế bằng các linh kiện, bộ phận mới. Đây là phương án khả thi và được áp dụng phổ biến nhất, nó cho phép bên bán vẫn có thể bán được tài sản, đồng thời khắc phục được khiếm khuyết trên tài sản đã mua giúp bảo vệ lợi ích cho bên mua.
-Chi phí sửa chữa do bên bán chịu vì đây là nghĩa vụ của bên bán khi bán ra những sản phẩm có khuyết tật, hư hỏng làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, tiêu dùng của bên mua. Chi phí có việc sửa chữa có thể kể đến như: chi phí mua phụ tùng, thiết bị thay thế; chi phí bảo quản trông coi tài sản trong thời hạn sửa chữa; chi phí chi trả cho tiền công người sửa chữa; chi phí vận chuyển đến nơi sửa chữa và vận chuyển từ nơi sửa chữa đến nơi ở của người bán;….Người bán sẽ không mất chi phí trả tiền công cho người sửa chữa và chi phí vận chuyển đến nơi sửa chữa nếu họ tự mình thực hiện việc sửa chữa tài sản. Không chỉ là nghĩa vụ mà bảo hành còn là chính sách kinh doanh, marketing mà bên bán áp dụng để thu hút khách hàng. Hơn nữa bản chất của bảo hành là chính sách ưu đãi kèm theo cho bên mua nhằm khắc phục lỗi của tài sản đã bán trong thời hạn nhất định. Vì vậy, chi phí cho việc sửa chữa phải do bên bán chịu hoàn toàn.

2.2.Quyền của bên mua

-Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn bảo hành. Thông thường thời hạn bảo hành do bên bán đưa ra, theo đó, quyền yêu cầu sửa chữa, khắc phục lỗi của tài sản chỉ có thể thực hiện trong thời hạn này. Khi thời hạn bảo hành kết thúc, bên bán không có nghĩa vụ phải sửa chữa tài sản cho bên mua, nếu bên mua yêu cầu bên bán sửa chữa thì bên bán có thể đồng ý hoặc không nhưng chi phí thì do bên mua chịu. Khi yêu cầu bên bán khắc phục lỗi của tài sản trong thời hạn bảo hành, bên mua có thể yêu cầu bên bán hoàn thành việc này trong thời hạn nhất định. Đó là khoảng thời gian mà bên bán phải hoàn thành việc sửa chữa tài sản theo yêu cầu của bên mua, thời hạn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất, mức độ hư hỏng của tài sản; địa điểm sửa chữa; tay nghề của bên mua;…
-Nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán áp dụng các biện pháp bảo đảm khác như: giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền. BIện pháp sửa chữa tài sản chỉ có thể áp dụng trong trường hợp hư hỏng của tài sản có thể sửa chữa được, còn đối với những hư hỏng quá nặng không thể khắc phục hoặc nếu có thể khắc phục cũng không thể trở về như tình trạng ban đầu. Trong trường này, quyền lợi của bên mua sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Vật nên, quy định của pháp luật nhằm mục đích phòng ngừa hậu quả xấu nhất có thể xảy ra.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư