Tài sản bảo đảm được định giá như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:02 (GMT+7)

Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.

1.Căn cứ pháp lý

Để xác định giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ, phải tiến hành định giá tài sản bảo đảm. Để tài sản bảo đảm được định giá một cách công khai, minh bạch và đúng với giá trị thật sự của nó thì việc định giá tài sản bảo đảm phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 306 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc định giá tài sản bảo đảm như sau: 

Điều 306. Định giá tài sản bảo đảm
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản.
2. Việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
3. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá tài sản bảo đảm”

2.Nội dung

-Giao dịch bảo đảm được xác lập trên cơ sở thỏa thuận của các bên, vì vậy, pháp luật tôn trọng và đề cao thoả thuận của hai bên trong việc định giá tài sản bảo đảm. Các bên với vai trò là chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến tài sản đảm bảo, do đó, họ có thể dễ dàng hơn trong việc nhìn nhận, định giá tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào hai bên cũng có thể thỏa thuận về giá trị tài sản, vì suy cho cùng các bên cũng có quyền lợi đối lập nhau. Thường thì bên nhận bảo đảm hướng đến sự an toàn nên nhìn nhận giá trị tài sản thấp hơn; còn bên bảo đảm thì mong muốn định giá cao tài sản. Do đó, để tránh xảy ra mâu thuẫn các bên có thể định giá tài sản thông quan chủ thể thứ ba là tổ chức định giá tài sản. Định giá tài sản thông qua tổ chức định giá là phương thức khách quan và hợp lý nhất, vì đôi khi các bên tự thỏa thuận định giá không phù hợp với mức giá chung trên thị trường, tuy nhiên sẽ tốn chi phí hơn.
-Nguyên tắc khách quan, phù hợp giá thị trường là nguyên tắc xuyên suốt trong việc định giá tài sản bảo đảm, quy định bắt buộc đối với mọi hình thức định giá tài sản (thỏa thuận của các bên và định giá thông qua tổ chức định giá). Nguyên tắc khách quan được đánh giá dựa trên cơ sở cân bằng quyền lợi của hai bên, tài sản được định giá phải phù hợp và đúng với giá trị thật của nó, không thể vì lợi ích của một bên mà định giá sai lệch giá trị của tài sản, xâm phạm đến lợi ích của bên còn lại.
-Bất kỳ hành vi nào của tổ chức định giá mà vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm thì sẽ phải bồi thường thiệt hại. Cũng có trường hợp, tổ chức định giá nhận lợi ích từ một bên trong quan hệ bảo đảm, dẫn đến việc định giá sai tài sản bảo đảm, xâm phạm đến lợi ích của bên còn lại thì cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại vì hành vi đó. 
Định giá tài sản bảo đảm có vai trò quan trọng, là cơ sở để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm sau này. Do đó, việc định giá tài sản luôn phải đảm bảo tính công bằng, khách quan và đặc biệt là phù hợp với giá trị của tài sản.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư