Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng đối với các động sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc bất động sản của người phải thi hành án nhằm ngăn chặn hoặc tạm dừng các hành vi của người phải thi hành án như chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản.
Việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự này là tiền đề cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự kê biên, xử lí tài sản của người phải thi hành án; cưỡng chế trả vật, chuyển quyền sử dụng đất.
Khoản 1 Điều 69 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 (sau đây gọi là Luật Thi hành án dân sự) quy định:
- Trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh việc thi hành án, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án, tài sản chung của người phải thi hành án với người khác.
- Quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
+ Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản.
+ Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản theo quy định của pháp luật.
- Chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản hoặc áp dụng biện pháp cưỡng chế:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Chương IV của Luật này; trường hợp có căn cứ xác định tài sản không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.
Điều 19 Nghị định 62/2015/NĐ-CP cũng nêu rõ hậu quả pháp lý của biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, theo đó:
“Điều 19. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản
Kể từ thời điểm nhận được quyết định về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, cơ quan đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không được thực hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng hoặc thay đổi hiện trạng tài sản cho đến khi nhận được quyết định của Chấp hành viên về chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.”
Theo điểm b, khoản 2 Điều 140 Luật Thi hành án dân sự quy định thời hiệu khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Chấp hành viên về áp dụng biện pháp bảo đảm khác là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó. Cụ thể:
“Điều 140. Quyền khiếu nại về thi hành án
2. Thời hiệu khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên như sau:
b) Đối với quyết định về áp dụng biện pháp phong toả tài khoản là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định;
Đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó;”
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi hành án dân sự
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành. Như vậy người có trách nhiệm nộp phí thi hành án dân sự là người được thi hành án.
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Để đảm bảo hiệu quả của việc bảo quản tài sản thi hành án, luật quy định hình thức, nguyên tắc bảo quản tài sản thi hành án.
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, trong một số trường hợp, các quyền và nghĩa vụ thi hành án của họ phải được chuyển giao cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Đình chỉ thi hành án dân sự là việc cơ quan ngừng hẳn việc thi hành bản án, quyết định dân sự khi có những căn cứ theo quy định của pháp luật.
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Kết thúc thi hành án dân sự được hiểu là việc thi hành án dân sự đã xong. Khi kết thúc thi hành án dân sự thì việc thi hành án dân sự chấm dứt.
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nhằm mục đích kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của người phải thi hành án
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Công tác xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước cho người phải thi hành án thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước
Hỏi đáp luật Dân Sự 25/07/2021
Biện pháp phong tỏa tài khoản là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền và họ có tiền gửi trong tài khoản ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.
Tìm kiếm nhiều