2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thẩm định là xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó. Trong khi đó, thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do pháp luật quy định.
Như vậy, việc thẩm định thẩm quyền là quyền xem xét, đánh giá, đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản của cơ quan, cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền về xử phạt vi phạm hành chính trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả văn hóa, quảng cáo. Đối với hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Việc thẩm định thẩm quyền được quy định tại Khoản 5, Điều 71, Nghị định 38/2021/NĐ-CP, với các hành vi được liệt kê cụ thể dưới đây:
- Cụ thể là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan
Được xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại
- Điểm b khoản 3 Điều 18: Triển lãm những tác phẩm nhiếp ảnh thuộc loại cấm phổ biến
- Điểm b khoản 3 Điều 19: Đưa tác phẩm, hiện vật, tài liệu ra nước ngoài triển lãm không đúng, nội dung ghi trong giấy phép
- Cụ thể là cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 18:
- Điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 19: Đưa tác phẩm, hiện vật, tài liệu ra nước ngoài triển lãm mà không có giấy phép theo quy định
Được xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại
- Điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 18:
- Điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 19:
- Điểm đ khoản 7 Điều 20: Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp.
Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật.Có thể thấy, với từng hành vi xử phạt được thẩm định thẩm quyền ở trên đều được xây dựng dựa trên thẩm quyền về hình thức xử phạt chính tại Điều 69, Nghị định 38/2021/NĐ-CP và không thay đổi so với Nghị định 158/2013/NĐ-CP
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh