2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở.Việc quản lý hoạt động xây dựng thuộc về bộ Xây dựng và trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, thanh tra Xây dựng cũng có thẩm quyền trong vấn đề này. Nghị định 26/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành xây dựng. Theo đó, trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, Chánh Thanh tra của Bộ Xây dựng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại:
- Điểm b và điểm c khoản 5 Điều 17:
Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng cũng là một trong các hoạt động xây dựng quy định tại Luật Xây dựng năm 2014, gồm cả lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. Do đó, Thanh tra Xây dựng có thẩm quyền trong lĩnh vực này.
Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội gồm: Các cơ quan thanh tra nhà nước và các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Cơ quan thanh tra nhà nước gồm: Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Thanh tra Bộ); Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thanh tra Sở). Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gồm: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Cục An toàn lao động.
Theo quy định tại Nghị định 110/2017/NĐ-CP, Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.
Trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại:
- Điều 32: Vi phạm quy định về hoạt động văn hóa cho người khuyết tật, người cao tuổi
Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.
Người cao tuổi hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên.
Cả người cao tuổi và người khuyết tật đều là đối tượng đặc thù trong xã hội và cần được trợ giúp từ phía nhà nước và hưởng những ưu đãi nhất định. Do vậy, trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền với những hành vi vi phạm:
Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Tài nguyên và môi trường gồm: Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Việt Nam. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Theo Nghị định 35/2009/NĐ-CP, Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thanh tra Bộ có các phòng trực thuộc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập.
Thanh tra Sở là cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý đất đai xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP: Lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Đất đai là một trong những lĩnh vực quản lý của cơ quan nhà nước về môi trường, do vậy, việc lấn chiếm đất đai thuộc vào các hành vi vi phạm quy hoạch đất đai, quy hoạch tổng thể vùng. Do đó, việc trao thẩm quyền cho Thanh tra Tài nguyên và Môi trường là hợp lý.
Có thể thấy, với từng hành vi xử phạt được thẩm định thẩm quyền ở trên đều được xây dựng dựa trên thẩm quyền về hình thức xử phạt chính tại Điều 65, Nghị định 38/2021/NĐ-CP và không thay đổi so với Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Phù hợp với chức năng, quyền hạn cũng như có sự phân chia, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong thực hiện quản lý nhà nước về văn hóa, quảng cáo.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh