2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cảnh sát biển là lực lượng quân sự chuyên trách thuộc Chính phủ CHXHCN Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước này.
Nếu như Bộ đội biên phòng Việt Nam là lực lượng chủ chốt để bảo đảm an ninh, giữ gìn trật tự vùng biên giới trên đất liền thì cảnh sát biển lại quản lý vùng biên giới ven biển và hải đảo. Có thể nói, đây là một trong những khu vực rất quan trọng trong chiến lược quốc gia, một phần chủ quyền của đất nước, khu vực nhạy cảm không thể lơ là được. Cách hành vi vi phạm ở khu vực này chủ yếu có quan hệ với nước ngoài, do đó, Cảnh sát biển có thẩm quyền có thẩm quyền xử phạt. Do vậy, để đảm bảo an toàn ở vùng biên giới biển quốc gia và thiết lập quan hệ, trật tự biên giới, Cảnh sát biển có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo quy định tại Điều 68, Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
Cảnh cáo hành chính là hình phạt luôn đứng đầu nhất tương ứng với hình phạt nhẹ nhất, nhắc nhở và khiển trách công khai của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khi vi phạm liên quan đến các lỗi nhẹ, mang tính chất không nghiêm trọng. Tức là khi vi phạm liên quan đến lĩnh vực này, hành vi đó không gây ảnh hưởng trên diện rộng, với nhiều người và có thể sửa sai được.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Những người sau đây về Cảnh sát biển có thẩm quyền trong xử phạt cảnh cáo:
Xuất phát từ tính chất của việc xử phạt cảnh cáo là một hình thức nhẹ mang tính răn đe với các chủ thể vi phạm và các hành vi tác động ít đến đời sống xã hội trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo. Hầu hết, các cá nhân Cảnh sát biển được đề cập ở trên đều được xử phạt cảnh cáo. Việc đặt ra quy định này, phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định trước đó.
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính trong đó, tổ chức cá nhân phải bỏ ra một khoản vật chất để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền với hành vi vi phạm của mình.
Đối từng lĩnh vực cụ thể có mức tiền phạt tối đa khác nhau. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Như vậy, việc xác định thẩm quyền của Cảnh sát biển được dựa trên mức tiền phạt tối đa mà cá nhân đó được xử phạt. Với mỗi một hành vi vi phạm, sẽ có một mức phạt tiền cụ thể. Dựa vào mức tiền đó, sẽ xác định được ai là có thẩm quyền xử phạt dựa trên các yếu tố sau:
Ví dụ: A là cá nhân, vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, cụ thể: Mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; quy định tại Điểm đ, Khoản 7, Điều 20, Nghị định 38/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
=> Trong trường hợp này, Tư lệnh vùng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt
Hình thức xử phạt bổ sung là hình thức xử phạt được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình thức xử phạt chính. Nếu cá nhân, tổ chức không bị áp dụng hình thức xử phạt chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với họ. Khi vi phạm quy định về quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự, hình thức xử phạt bổ sung quy định là tịch thu tang vật vi phạm.
Trong lĩnh vực quảng cáo, văn hóa, việc xử phạt hành chính bổ sung cũng được xác định dựa trên tính nghiêm trọng của hành vi. Có thể cá nhân thanh tra này được áp dụng hình thức xử phạt bổ sung này hoặc có thể được áp dụng hình thức xử phạt bổ sung khác. Cụ thể như sau:
Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển
Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển
Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển
Tư lệnh Cảnh sát biển
Như vậy, không phải ai cũng có quyền xử phạt bổ sung, cụ thể là Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền; Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển; Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển. Những quy định trên được đặt ra tương ứng với chức danh nghề nghiệp và thẩm quyền theo trình tự từ trên xuống dưới. Không có sự khác biệt so với Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Trong đó, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm là một trong những biện pháp chung quy định trong xử phạt vi phạm hành chính nhằm khắc phục lỗi của chủ thể.
Tùy từng chức danh, các biện pháp khắc phục hậu quả được xác định như sau:
Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển
Các đối tượng có thẩm quyền còn lại như: Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển; Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển; Tư lệnh Cảnh sát biển thì được áp dụng các biện pháp:
Như vậy, trong số những người trên, Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ và Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển chỉ có thẩm quyền xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền chứ không có thẩm quyền trong áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả. Từ việc xác định thẩm quyền của Bộ đội biên phòng trong xử lý vi phạm hành chính có thể thấy rằng, những quy định trên phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và đảm bảo hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh