Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề. Thẩm quyền gắn liền với quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho cơ quan nhà nước, người nắm giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đó để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của họ. Thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá nhân được phân định theo lĩnh vực, ngành, khu vực hành chính, cấp hành chính.
Căn cứ theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Ủy ban nhân dân là một cơ quan hành chính nhà nước của hệ thống hành chính Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh, huyện và xã. Các chức danh của Ủy ban nhân dân được Hội đồng nhân dân cấp tương ứng bầu ra và có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Người đứng đầu Ủy ban nhân dân là chủ tịch Ủy ban nhân dân, thường là phó bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam cấp tương ứng. Quyền hạn của Ủy ban nhân dân được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương. Ủy ban nhân dân các cấp có các cơ quan giúp việc như: Sở (cấp tỉnh), Phòng (cấp huyện), Ban (cấp xã).
Khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, thẩm quyền cụ thể của cá nhân đứng đầu cấp Ủy ban được xác định như sau:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức 5.000.000 đồng tiền phạt;
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Điều 36, Luật Chính tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Chủ tịch UBND xã gồm:
Thông qua quy định trên, có thể thấy, quản lý trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo có thể được thực hiện ở phạm vi cấp xã. Với các hành vi có tính chất không đáng nghiêm trọng và không vượt quá mức tiền vi phạm đến đến 5.000.000 đồng thì Chủ tịch UBND xã là người có quyền. Việc áp dụng hình thức xử phạt vẫn giống với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 3, 4 của Nghị định 38/2021/NĐ-CP song chỉ dừng lại ở hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền; hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả gồm: (i)Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; (ii) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; (iii) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
- Áp dụng tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2021/NĐ-CP
Điều 29, Luật Chính tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Chủ tịch UBND huyện gồm:
Phạm vi quản lý của Chủ tịch UBND cấp huyện rộng hơn so với UBND cấp xã. Với các hành vi có tính chất nghiêm trọng hơn, phạm vi rộng hơn và không vượt quá mức tiền vi phạm đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo thì Chủ tịch UBND huyện là người có quyền. Việc áp dụng hình thức xử phạt vẫn giống với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 3, 4 của Nghị định 38/2021/NĐ-CP song chỉ dừng lại ở hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền; hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cùng tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn và tất cả biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
Việc quy định mức tiền đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có những trường hợp bị trùng với mức tiền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã song có thể hiểu rằng, cùng 01 hành vi vi phạm mà thuộc thẩm quyền của cả hai bên thì cả 2 người đều có quyền lập văn bản xử lý vi phạm hành chính mà không trái quy định được nêu ra.
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa: phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Áp dụng tất cả các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2021/NĐ-CP
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có quyền lực cao nhất trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về hành chính ở địa phương, quản lý mọi vấn đề liên quan trong phạm vi tỉnh mình.
Điều 22, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bao gồm:
Việc quy định vai trò, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là một quy định phù hợp với chức năng của mình cũng như định hướng chung của Nhà nước pháp quyền. Họ là những người đứng đầu một tỉnh, chịu trách nhiệm quản lý trên mọi lĩnh vực trong đó có văn hóa, quảng cáo và các hoạt động liên quan. Việc áp dụng hình thức xử phạt vẫn giống với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 3, 4 của Nghị định 38/2021/NĐ-CP với tất cả hình thức xử phạt chính áp dụng; tất cả hình thức xử phạt bổ sung và biện mọi biện pháp khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền ủy quyền cho chủ tịch UBND cấp huyện và xã trong việc xử lý vi phạm hành chính nói chung và trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng.
Như vậy, về cơ bản, việc quy định thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp sẽ giải quyết được các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa quảng cáo một cách hiệu quả và đúng quy định. Vấn đề này tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP tương tự mà không có sự thay đổi.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp luật Dân Sự 16/07/2021
Giống cây trồng là tập hợp các cây nông nghiệp, lâm nghiệp cùng một loài có sự đồng nhất về di truyền, có những đặc điểm khác biệt với các cây trồng cùng loài về một hay nhiều đặc tính và khi sinh sản (hữu tính hay vô tính) vẫn giữ được các đặc tính đó
Hỏi đáp luật Dân Sự 16/07/2021
Trong hoạt động trồng trọt, Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau
Hỏi đáp luật Dân Sự 16/07/2021
Với nhu cầu về giống được tăng lên đáng kể như hiện nay, việc quảng cáo giống cây trồng cũng đóng vai trò đáng kể cho hoạt động này. Tuy nhiên, phải đáp ứng các quy định pháp luật liên quan, khi vi phạm thì chịu chế tài tại Điều 61, Nghị định 38/2021
Hỏi đáp luật Dân Sự 16/07/2021
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.
Tìm kiếm nhiều