Thanh toán giá trị chênh lệch khi trao đổi tài sản?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:18 (GMT+7)

Trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó,

1.Căn cứ pháp lý

Trao đổi tài sản là hình thức mua bán tài sản thanh toán bằng vật. Vật được đem ra trao đổi với nhau rất phong phú, đa dạng vì vậy việc có sự chênh lệch về giá trị là điều không thể tránh khỏi. Theo đó, Điều 456 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc thanh toán giá trị chênh lệch khi trao đổi tài sản như sau:

Điều 456. Thanh toán giá trị chênh lệch
Trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”

2.Nội dung

Hợp đồng chuyển giao tài sản phát sinh khi nhiều chủ thể không còn nhu cầu sử dụng tài sản của mình đang sở hữu mặc dù nó vẫn còn giá trị sử dụng. Mặt khác, họ có nhu cầu sử dụng tài sản khác. Trong trường hợp này, nếu nhu cầu của hai bên chủ thể gặp nhau với những tài sản họ đang mong muốn chiếm hữu thì có thể trao đổi cho nhau những tài sản đó. Việc trao đổi đó gọi là hợp đồng trao đổi tài sản. Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng có mục đích là chuyển giao quyền sở hữu tài sản. Bản chất của hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên, đối với hợp đồng mua bán tài sản thông thường là dùng tiền để có vật, thì đây là hợp đồng dùng vật để có vật. 
Chính vì đối tượng của hợp đồng là vật, nên để xác định giá trị của hai vật trao đổi cho nhau có sự chênh lệch về giá cả hay không, vật của mỗi bên sẽ được định giá thành tiền. Sau khi đã được định giá, giá trị của tài sản trao đổi sẽ rơi vào một trong hai khả năng sau:
-Một là, giá trị của tài sản tương đương nhau. Nếu giá trị tương đương nhau thì các bên chỉ cần chuyển giao tài sản cho nhau mà không cần phải thực hiện bất kỳ việc bù trừ nghĩa vụ nào khác.
-Hai là, giá trị của tài sản không tương đương nhau. Hai tài sản trao đổi cho nhau sẽ có một tài sản cao hơn giá trị của  tài sản còn lại. Trong trường hợp này, để bảo vệ lợi ích cho bên có tài sản có giá trị cao hơn, pháp luật quy định bên còn lại phải thanh toán phần chênh lệch đó. Phần chênh lệch được xác định dựa trên giá trị của của tài sản cao hơn trừ đi giá trị của tài sản thấp hơn. Bên phải thanh toán phần chênh lệch bằng cách chuyển giao cho bên kia một khoản tiền nhất định.
Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù có sự chênh lệch về giá trị tài sản trao đổi, nhưng các bên vẫn trao đổi tài sản cho nhau mà không cần có sự đền bù về phần chênh lệch đó. Điều đó, phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên. Bản chất của hợp đồng trao đổi tài sản xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất hàng ngày của các chủ thể. Khi nhiều người không còn nhu cầu sử dụng tài sản mà mình đang sở hữu mặc dù tài sản đó vẫn còn giá trị sử dụng. Mặt khác họ lại có nhu cầu sử dụng tài sản khác, mà chủ sở hữu của tài sản đó cũng có nhu cầu sử dụng tài sản của họ. Lúc này, nhu cầu của hai bên gặp nhau, họ tự xác lập trao đổi tài sản với nhau dựa trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất ý chí. Quy định của pháp luật chỉ mang tính chất định hướng, tạo ra khuôn khổ chung, điều chỉnh quan hệ cho phù hợp với lợi ích chung. Chính vì vậy, pháp luật vẫn tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên. Theo đó, các bên có thể thỏa thuận về việc miễn thanh toán phần giá trị chênh lệch. 

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư