Tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo hoặc buộc tháo dỡ biển hiệu là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:53 (GMT+7)

Các hành vi cụ thể tại Điều 38, Điều 49, Nghị định 38/2021/NĐ-CP khi vi phạm sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trên bao gồm các hành vi thống kê dưới đây.

6. Vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử (Điều 38)

Các hành vi vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trên gồm:

  • Không thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định;
  • Thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây;
  • Thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin, bài.

Sự xuất hiện của ngành khoa học thông tin, đặc biệt là dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã làm báo điện tử và trang thông tin điện tử trở thành một phương tiện đắc lực để truyền bá thông tin. Việc ra quy định này hiện nay đang còn gặp nhiều tranh cãi, đặc biệt “Thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây” Có nghĩa thời lượng quảng cáo tối đa 1,5 giây, sau đó người dùng có thể bấm nút bỏ qua. Hiện Facebook và Google (nền tảng xuyên biên giới) dẫn đầu thị phần doanh số quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam, chiếm hơn 80% tổng doanh thu. Giao diện của các nền tảng này hiện cho phép người xem chỉ có thể bỏ qua quảng cáo sau ít nhất là 5 giây. Do đó, nếu quảng cáo trên báo chí của các doanh nghiệp trong nước đang bị siết chặt bởi quy định nghiêm ngặt của nghị định 38, thì các doanh nghiệp quảng cáo xuyên biên giới lại có lợi thế vì không chịu ràng buộc này. Cơ quan quản lý nhà nước khó xử lý sai phạm của các nền tảng này khi họ không có trụ sở tại Việt Nam. Điều này đã tạo nên sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp quảng cáo trong nước/các cơ quan báo chí với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới, bảo hộ cho hoạt động quảng cáo của các nền tảng này trong khi hiện họ có rất nhiều vấn đề sai phạm về nội dung và chất lượng quảng cáo chưa được khắc phục triệt để.

Theo thông lệ quốc tế, với báo chí miễn phí tương tự như ở Việt Nam, quảng cáo được phép xen kẽ với nội dung tin/bài và tùy biến dựa trên đối tượng đọc báo. Người đọc có quyền nhấp chuột xem hay bỏ qua nội dung quảng cáo. Tuy nhiên, nghị định 38 lại xử phạt và buộc gỡ bỏ. Dù hướng đến mục tiêu bảo vệ quyền lợi độc giả, song quy định trên lại thiếu công bằng trong việc đảm bảo quyền của cá nhân/tổ chức mua dịch vụ quảng cáo, cũng như doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo. Các công cụ tiếp cận khách hàng thông qua sản phẩm truyền thông chính thống bị thu hẹp, gây nhiều trở ngại, khó khăn cho ngành quảng cáo. Trong khi báo chí vốn là kênh uy tín để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng.

Với những điểm sót ở trên, Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam đã gửi công văn đề nghị Bộ Thông tin - truyền thông kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc rà soát, đánh giá lại tính khả thi của các quy định tại nghị định 38, sớm phê chuẩn kế hoạch sửa đổi Luật quảng cáo phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

7. Vi phạm các quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt (Điều 49).

Việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trên chỉ áp dụng với trường hợp vi phạm:

  • Hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.

Khoản 12 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 quy định: Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường. Để kiểm soát chặt chẽ hơn đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, bảo vệ an toàn cho sức khỏe con người và môi trường thì việc quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải thực hiện các quy định về điều kiện quảng cáo nghiêm ngặt hơn so với hàng hóa thông thường, quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo.

Do đó, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà vi phạm xác nhận nội dung quảng cáo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định tại điều 12 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ như: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực được phân công quản lý hoặc theo phân cấp thẩm quyền xác nhận thì buộc phải tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo hoặc buộc tháo dỡ biển hiệu.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư