2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ do pháp luật quy định, theo đó, các bên trong quan hệ nghĩa vụ lựa chọn sử dụng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:
“Điều 317. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”
Trong nền kinh tế hiện đại, giao dịch bảo đảm được thiết lập trên cơ sở bên cho vay không cần trực tiếp nắm giữ tài sản, tức bên vay vẫn giữ tài sản đã được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay, và tiếp tục sử dụng nó để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Do vậy, thế chấp là giải pháp linh hoạt cho việc vừa đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, đồng thời, vừa tạo điều kiện cho bên thế chấp tiếp tục sử dụng tài sản để sản xuất, kinh doanh, đảm bảo tính sinh lời của tài sản, giúp bên thế chấp có nguồn thu nhập để trả nợ cho bên nhận thế chấp. Căn cứ vào quy định trên có thể hiểu, thế chấp là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia, và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Hình thức văn bản tùy theo thỏa thuận của các bên, do BLDS không quy định hình thức cụ thể của thế chấp tài sản. Vậy nên, hợp đồng thế chấp tài sản có thể được lập thành văn bản, học lời nói, hoặc hành vi.
Tuy nhiên, vì đối với thế chấp, bên nhận thế chấp không nắm giữ tài sản, mà tài sản vẫn do bên thế chấp nắm giữ, do đó, để đảm bảo tính pháp lý, các bên thỏa thuận về thế chấp tài sản nên được lập thành văn bản. Các bên có thể thỏa thuận lập thành một văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Nếu việc thế chấp được ghi nhận trong hợp đồng chính, thì những điều khoản về biện pháp thế chấp là một phần cấu thành hợp đồng chính. Nếu việc thế chấp được lập thành văn bản riêng, thì được coi là hợp đồng phụ tồn tại song song với hợp đồng chính, nội dung phải phù hợp với nội dung của hợp đồng chính, và có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực văn bản thế chấp (trừ bất động sản). Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn về mặt pháp lý của giao dịch, văn bản thế chấp tài sản nên công chứng, chứng thực.
Tài sản thế chấp thường là động sản, bất động sản nhưng không chuyển giao cho bên nhận thế chấp giữ. Mà bên thế chấp sẽ chuyển giao cho bên nhận thế chấp giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu cho bên nhận thế chấp nếu có thỏa thuận. Vì vậy, mà phạm vi tài sản thế chấp rất rộng: có thể là vật, giấy tờ có giá, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, tài sản cho thuê, cho mượn,…Tùy từng trường hợp các bên có thể thỏa thuận thế chấp một phần hoặc toàn bộ tài sản. Ví dụ: Đối với hợp đồng tín dụng giữ ngân hàng và khách hàng, theo đó, khách hàng thế chấp tài sản để vay vốn của ngân hàng, ngân hàng sẽ không nắm giữ tài sản thế chấp mà sẽ nắm giữ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của bên thế chấp như: sổ đỏ (đối với tài sản thế chấp là nhà), giấy tờ xe (đối với tài sản thế chấp là xe),…
Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho các bên linh hoạt trong việc nắm giữ tài sản, pháp luật quy định các bên có thể thỏa thuận về việc giao tài sản cho người thứ ba giữ. Ví dụ: thế chấp tài sản cho thuê, lúc này mặc dù tài sản do đang do bên thuê tài sản nắm giữ, sử dụng, nhưng bên thế chấp vẫn có thể thế chấp tài sản. Vì đặc điểm của thế chấp là bên nhận thế chấp không nắm giữ tài sản, mà nắm giữ tài sản liên quan đến quyền sở hữu tài sản. Do đó, bên thứ ba có thể là người nắm giữ tài sản thế chấp mà không nhất thiết phải là bên thế chấp. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho bên thế chấp linh hoạt trong việc khai thác, sử dụng công dụng, lợi ích của tài sản thế chấp.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh