2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ là một loại quyền tài sản.
Khi người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền nhưng không tự nguyện thi hành án mà họ đang có tài sản là quyền sở hữu trí tuệ thì Chấp hành viên có thể kê biên quyền sở hữu trí tuệ đó để đảm bảo thi hành án, kể cả trong trường hợp người phải thi hành án đã chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ đó vẫn bị kê biên.
Vấn đề kê biên, xử lý tài sản là quyền sở hữu trí tuệ để thi hành án được quy định tại Điều 84, 85, 86 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi là Luật Thi hành án dân sự); Điều 29, Điều 30, Điều 31 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.
Điều 84 Luật Thi hành án dân sự nêu nguyên tắc, thủ tục tiến hành việc kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ như sau:
- Chấp hành viên ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Trường hợp quyền sở hữu trí tuệ bị chuyển quyền sử dụng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên.
- Trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và lợi ích của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ mà Nhà nước quyết định chủ sở hữu trí tuệ phải chuyển giao quyền của mình cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định thì Chấp hành viên không được kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án trong thời gian bắt buộc phải chuyển giao.
- Khi kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án, tùy từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, Chấp hành viên thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án.
- Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
+ Chấp hành viên quyết định giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phải nộp số tiền thu được sau khi trừ các chi phí cần thiết cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
+ Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên yêu cầu tổ chức chuyên môn, nghề nghiệp về sở hữu trí tuệ thu và quản lý thu nhập, lợi nhuận từ việc sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án.
- Trường hợp người phải thi hành án đã chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà chưa được thanh toán hoặc mới được thanh toán một phần tiền thì Chấp hành viên ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao nộp khoản tiền chưa thanh toán để thi hành án.
+ Điều 29 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP cũng quy định: Trường hợp Chấp hành viên quyết định chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền nói trên phải phù hợp với các quy định về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 85. Định giá quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền sở hữu trí tuệ được định giá để thi hành án theo quy định tại Điều 98 về định giá tài sản kê biên và Điều 99 về định giá lại tài sản kê biên của Luật Thi hành án dân sự và pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, khoản 2 Điều 30 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP cũng quy định
“Điều 30. Định giá quyền sở hữu trí tuệ
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu định giá quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí cho việc định giá theo quy định tại Điều 73 Luật Thi hành án dân sự.”
Như vậy, Cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu định giá quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí cho việc định giá , giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản.
Khoản 1 Điều 86 Luật Thi hành án dân sự khẳng định: “Quyền sở hữu trí tuệ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản và pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.”
Về thẩm quyền bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ, Điều 31 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
“Điều 31. Bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ
1. Thẩm quyền bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ:
a) Tổ chức bán đấu giá thực hiện việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ có giá trị trên 10.000.000 đồng;
b) Chấp hành viên thực hiện việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ có giá trị đến 10.000.000 đồng hoặc trong trường hợp tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức thi hành án chưa có tổ chức bán đấu giá, hoặc tuy có nhưng tổ chức đó từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá.
2. Việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.”
Việc kịp thời thể chế hóa các quy định về xử lý tài sản là quyền sở hữu trí tuệ nhằm mở rộng thêm phạm vi đối tượng tài sản để đảm bảo việc thi hành án là một quy định rất tiến bộ. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là quyền sở hữu trí tuệ còn rất mới mẻ và hạn chế, cần được quy định cụ thể hóa hơn trong tương lai.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi hành án dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh