Khai thác tài sản của người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản của người phải thi hành án có thể khai thác được để thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định. Biện pháp này chỉ được thi hành trong một số trường hợp nhất định.
Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi tắt là Luật thi hành án dân sự) quy định về trường hợp thực hiện cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án; hình thức cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án; và căn cứ chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản.
“Điều 107. Cưỡng chế khai thác đối với tài sản để thi hành án
1. Chấp hành viên cưỡng chế khai thác tài sản của người phải thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản của người phải thi hành án có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành và tài sản đó có thể khai thác để thi hành án;
b) Người được thi hành án đồng ý cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án nếu việc khai thác tài sản không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.”
Đối với căn cứ thực hiện, trong trường hợp (a) phải có cơ sở xác định giá trị tài sản lớn hơn rất nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án. Trường hợp này chấp hành viên không nhất thiết phải thẩm định giá mà có thể ước lượng giá trị tài sản dựa trên giá thị trường của loại tài sản đó. Còn trong trường hợp (b) thì chấp hành viên cần xem xét xem tài sản đó có đang được khai thác hoặc có khả năng đưa vào khai thác hay không.
- Chấp hành viên phải ra quyết định cưỡng chế khai thác tài sản. Về nội dung, quyết định phải ghi rõ hình thức khai thác; số tiền, thời hạn, thời điểm, địa điểm, phương thức nộp tiền cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
- Quyết định cưỡng chế khai thác tài sản phải được gửi ngay cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, đăng ký đối với tài sản đó và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản.
Việc thực hiện giao dịch, chuyển giao quyền sở hữu tài sản đối với tài sản đang khai thác phải được sự đồng ý của Chấp hành viên.
Tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế khai thác để thi hành án theo các hình thức sau đây theo Điều 108 Luật thi hành án dân sự:
- Tài sản mà người phải thi hành án đang trực tiếp khai thác hoặc cho người khác khai thác thì người đang khai thác được tiếp tục khai thác.
- Trường hợp tài sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất mà chưa khai thác thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án ký hợp đồng khai thác tài sản với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác tài sản.
- Người khai thác tài sản phải nộp số tiền thu được từ việc khai thác tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự, sau khi trừ các chi phí cần thiết.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu mà người phải thi hành án không ký hợp đồng khai thác với người khác thì Chấp hành viên kê biên, xử lý tài sản đó để thi hành án.
Điều 109 Luật thi hành án dân sự quy định về căn cứ chấm dứt cưỡng chế khai thác tài sản như sau:
“Điều 109. Chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản
1. Chấp hành viên ra quyết định chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Việc khai thác tài sản không hiệu quả hoặc làm cản trở đến việc thi hành án;
b) Người phải thi hành án, người khai thác tài sản thực hiện không đúng yêu cầu của Chấp hành viên về việc khai thác tài sản;
c) Người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí về thi hành án;
d) Có quyết định đình chỉ thi hành án.”
Về nguyên tắc xử lý:
- Trường hợp việc cưỡng chế khai thác tài sản chấm dứt vì việc khai thác tài sản không hiệu quả hoặc làm cản trở đến việc thi hành án; hoặc do người phải thi hành án, người khai thác tài sản thực hiện không đúng yêu cầu của Chấp hành viên về việc khai thác tài sản; thì Chấp hành viên tiếp tục kê biên và xử lý tài sản đó để thi hành án.
- Trường hợp việc cưỡng chế khai thác tài sản chấm dứt vì người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án và các chi phí về thi hành án; hoặc có quyết định đình chỉ thi hành án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định, Chấp hành viên ra quyết định giải toả việc cưỡng chế khai thác tài sản và trả lại tài sản cho người phải thi hành án.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi hành án dân sự
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp luật Dân Sự 27/07/2021
Bài viết trình bày về những công nghệ nào bị hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật
Hỏi đáp luật Dân Sự 27/07/2021
Chuyển giao quyền sử dụng đất là một loại việc rất phổ biến trong thi hành án dân sự.
Hỏi đáp luật Dân Sự 27/07/2021
Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 (Luật thi hành án dân sự) quy định về thủ tục cưỡng chế đối với tài sản là quyền sử dụng đất và các vấn đề liên quan từ Điều 110 đến Điều 113.
Hỏi đáp luật Dân Sự 27/07/2021
Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ buộc thực hiện công việc nhất định được áp dụng khi bản án, quyết định buộc người phải thi hành án phải thực hiện một công việc nhất định
Hỏi đáp luật Dân Sự 27/07/2021
Cưỡng chế trả nhà, giao nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc khác là biện pháp cưỡng chế thi hành án do chấp hành viên áp dụng khi người phải thi hành án có nghĩa vụ trả nhà hoặc công trình xây dựng, vật kiến trúc khác theo quy định của pháp luật.
Hỏi đáp luật Dân Sự 27/07/2021
Biện pháp cưỡng chế trả vật là là biện pháp cưỡng chế thi hành án do cơ quan thi hành án áp dụng khi người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả vật theo bản án, quyết định của tòa án
Hỏi đáp luật Dân Sự 27/07/2021
Hiện nay, quy định về giao nhận, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong các bản án, quyết định hình sự trong hoạt động thi hành án dân sự được quy định cụ thể trong Luật thi hành án dân sự
Hỏi đáp luật Dân Sự 27/07/2021
Để bảo vệ quyền lợi cho người mua, nhận tài sản thi hành án thì yêu cầu quan trọng là việc thực hiện đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản thi hành án.
Tìm kiếm nhiều