2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bên cạnh quyền khiếu nại, quyền tố cáo cũng là quyền chính trị cơ bản của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp, cụ thể tại Điều 30 Hiến pháp năm 2013. Quyền tố cáo được quy định chi tiết tại Luật Tố cáo năm 2011. Việc tố cáo trong thi hành án dân sự được quy định từ Điều 154 đến Điều 159, Chương VI của Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 02/2016/TT-BTP định nghĩa tố cáo về thi hành án dân sự như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
2. Tố cáo về thi hành án dân sự là việc công dân báo cho người có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và công chức khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự.”
- Trong quá trình thi hành án dân sự, ngoài việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên thì bất cứ công dân nào cũng có quyền tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan thi hành án dân sự và người có thẩm quyền thi hành án dân sự hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc cơ quan đó nếu quyết định, hành vi trái pháp luật đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự.
- Tố cáo là công cụ để mọi người vạch rõ những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, để có biện pháp xử lí kịp thời, nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm; bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân, qua đó góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội. Do đó, tố cáo về thi hành án dân sự có ý nghĩa nâng cao trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân suwk, chấp hành viên, giúp người có thẩm quyền kịp thời xử lý được các vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự.
Luật Thi hành án dân sự quy định tại Điều 154 như sau:
“Điều 154. Người có quyền tố cáo
Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”
Thông tư số 02/2016/TT-BTP cũng định nghĩa người tố cáo và người bị tố cáo trong thi hành án dân sự như sau:
“Điều 3. Giải thíc từ ngữ
5. Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo về thi hành án dân sự.
7. Người bị tố cáo là Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án dân sự.”
- Chủ thể thực hiện tố cáo là công dân, chứ không chỉ là đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với khiếu nại.
- Về đối tượng, mục đích:
+ Đối tượng bị khiếu nại là quyết định, hành vi của Thủ trưởng, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự. Như vậy, có thể thấy khi thực hiện khiếu nại, người thực hiện khiếu nại hướng tới lợi ích của chính bản thân mình, đi đòi lại lợi ích mà chủ thể khiếu nại cho là họ đã bị xâm phạm bởi quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên.
+ Về đối tượng bị tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Đối với tố cáo, người tố cáo không chỉ hướng đến mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân họ mà còn bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân, cơ quan, tổ chức khác.
Trên đây là bài viết của Luật Hoàng Anh giới thiệu quy định cơ bản về tố cáo trong thi hành án dân sự.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thi hành án dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh