2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường, Nghĩa vụ bồi thường chỉ được thực hiện đầy đủ, chính xác khi thiệt hại được xác định cụ thể. Do đó, việc xác định thiệt hại có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng, thực hiện các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc xác định tài sản bị thiệt hại được thực hiện theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:
“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định”
Thiệt hại về tài sản khi bị xâm phạm bởi hành vi trái pháp luật của chủ thể, bao gồm thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Căn cứ vào đó, có thể xác định các thiệt hại về tài sản làm phát sinh trách nhiệm bồi thường như sau:
Thiệt hại trực tiếp là thiệt hại có thể xác định cụ thể khi tài sản bị xâm phạm, nhằm phục hồi tình trạng tài sản ban đầu của người bị thiệt hại. Đây là những thiệt hại xảy ra với tài sản có thể tính toán, đo lường ngay tại thời điểm xảy ra thiệt hại. Bằng cách xác định giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm gây thiệt hại khi tài sản bị mất, hư hỏng không thể sửa chữa,…hoặc chi phí để sửa chữa, phục hồi tài sản khi tài sản bị hư hỏng, hủy hoại nhưng có thể sửa chữa được. Theo quy định trên thì thiệt hại trực tiếp đối với tài sản bao gồm:
-Một là, tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng. Chủ thể có hành vi trái pháp luật làm mất, hư hỏng, hủy hoại tài sản của chủ thể khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Theo đó, thiệt hại đối với tài sản bị mất là tình trạng tài sản, giá thị trường của tài sản đó tại thời điểm xảy ra thiệt hại. Có nghĩa, các bên hoặc tòa án phải xem xét xác định tình trạng tài sản đó tại thời điểm xảy ra thiệt hại. Sau đó, trên cơ sở xác định giá thị trường của tài sản cùng loại, cùng tình trạng để xác định thiệt hại thực tế dưới hình thức một con số cụ thể. Tài sản bị hủy hoại là tài sản không thể khôi phục lại tính năng ban đầu, trong trường hợp này có thể xác định thiệt hại theo hai cách: một là thiệt hại được xác định như đối với tài sản bị mất khi không tiến hành sửa chữa, khôi phục tài sản; hai là vẫn khôi phụ, sửa chữa tài sản, khi đó thiệt hại được xác định dựa theo chi phí để phục hồi tài sản và phần giá trị bị giảm sút so với ban đầu. Còn đối với, thiệt hại của tài sản bị hư hỏng thì được xác định dựa trên những chi phí hợp lý, cần thiết để phục hồi tài sản, đảm bảo tính năng sử dụng ban đầu như trước khi bị thiệt hại.
-Hai là, những chi phí phải bỏ ra để ngăn chặn, khắc phục, hạn chế thiệt hại. Pháp luật quy định, khi một bên có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho bên kia, thì với tư cách là người có quyền và lợi ích bị xâm phạm họ có nghĩa vụ phải áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế, ngăn chặn thiệt hại xảy ra. Khoản 5 Điều 585 BLDS năm 2015 quy định: “Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình”. Tuy nhiên, nghĩa vụ này chỉ đặt ra khi bên bị thiệt hại có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Nếu họ có đủ kiện áp dụng các biện pháp đó có thể sẽ làm phát sinh các khoản chi phí cần thiết. Những khoản chi phí này là căn cứ để xác định thiệt hại về tài sản, bởi nếu không có hành vi trái pháp luật của chủ thể thì người bị thiệt hại cũng không cần bỏ chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Nói cách khác, hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác chính là nguyên nhân làm phát sinh chi phí ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Các khoản chi phí này được xác định cụ thể ngay tại thời điểm có hành vi tác động của chủ thể khác.
Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại gắn liền với việc khai thác, sử dụng tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thường. Đối chiếu với Điều luật trên, có thể xác định được thiệt hại gián tiếp chính là lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút. Nếu tài sản không bị mất, hư hỏng, hoặc giảm sút giá trị thì chủ thể hoàn toàn có thể khai thác, sử dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Trong quãng thời gian tài sản bị đem đi sửa chữa, khắc phục lỗi làm chủ thể không thể hưởng hoa lợi, lợi tức tài sản đem lại. Ví dụ: A mượn xe của B gây tai nạn nên phải đem đi sửa chữa. A làm nghề lái taxi, trong thời gian phục hồi chiếc xe A không thể đi làm, nên không kiếm được thu nhập. Như vậy, thiệt hại mà B phải bồi thường cho A không chỉ có thiệt hại trực tiếp là chi phí sửa chữa xe, mà còn cả số tiền mà nhẽ ra A kiếp được khi chạy taxi trong thời gian phục hồi xe.
Bên cạnh đó pháp luật còn quy định thêm những thiệt hại khác là căn cứ để mở rộng vấn đề. Trên thực tế, hoạt động của cong người rất đa dạng, phong phú mà tại thời điểm hiện tại các nhà làm luật không thể lường trước được, quy định này nhằm tạo ra sự linh hoạt trong việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Việc bồi thường thiệt hại về tài sản có thể được thực hiện bằng hình thức thanh toán tiền mặt, hiện vật hoặc thực hiện một công việc. Trên thực tế bên gây thiệt hại có thể thực hiện bồi thường bằng cách trực tiếp sửa chữa tài sản, hoặc thay thế một tài sản khác có giá trị tương đương. Phương thức bồi thường cũng do các bên thỏa thuận lựa chọn, có thể là bồi thường toàn bộ trong một lần hoặc nhiều lần.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh