Thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:15 (GMT+7)

Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm

Nội dung hợp đồng là những gì các bên đã thỏa thuận xác lập, nó được xây dựng dựa trên ý chí của các bên và buộc phải tuân theo. Nếu một bên có hành vi vi phạm những điều khoản trong hợp đồng thì có thể bị phạt vi phạm theo thỏa thuận của các bên. Cụ thể, Điều 418 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thỏa thuận phạt vi phạm như sau:

Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”.

1.Khái niệm 

-Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Các chủ thể xác lập quyền và nghĩa vụ của mình thông qua hợp đồng, theo đó, nội dung của hợp đồng là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên. Khi tham gia giao kết hợp đồng quyền và nghĩa vụ của chủ thể bị giới hạn bởi những điều khoản quy định trong hợp đồng. Trong hợp đồng, nghĩa vụ của các bên được ghi nhận đầy đủ, rõ ràng, chính vì nếu một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ thì có thể bị phạt về hành vi vi phạm của mình. 
-Căn cứ vào quy định trên có thể hiểu phạt vi phạm là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Như vậy, phạt vi phạm chi được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện sau:

Một là, có hành vi vi phạm của một bên trong hợp đồng. Đây là điều kiện cơ bản để phạt vi phạm được áp dụng, không thể phạt một chủ thể khi họ không làm gì có lỗi. Quy định về phạt vi phạm là hình thức răn đe, đồng thời ràng buộc các bên trong việc thực hiện đứng, đầy đủ nghĩa vụ của mình. Chính vì vậy, khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên còn lại thì có thể phạt bên vi phạm để họ chịu trách nhiệm về hành vi của mình. 
Hai là, phải được thỏa thuận trong hợp đồng. Phạt vi phạm chỉ đặt ra khi các bên có sự thỏa thuận trong hợp đồng, điều đó có nghĩa khi các bên không thỏa thuận thì việc phạt vi phạm không được áp dụng. Bởi thông thường, khi một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm, vì vậy, nếu quy định phạt vi phạm cũng là trách nhiệm mà bên vi phạm đương nhiên phải chịu thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của họ, khi cùng một lúc phải chịu hai lần trách nhiệm. Theo đó, bên vi phạm phải nộp cho bên bị vi phạm một khoản tiền nhất định. Như vậy, pháp luật ấn định phạt vi phạm chỉ thực hiện với đối tượng duy nhất là tiền. 

2.Nội dung

-Bởi vì phạt vi phạm là thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, vì vậy mức phạt vi phạm cũng dựa trên thỏa thuận của các bên. Pháp luật không quy định mức phạt tối đa hoặc tối thiểu mà các bên được thỏa thuận là bao nhiêu, do đó, mức phạt có thể cao hoặc thấp phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng. Giao kết hợp đồng rất đa dạng và phong phú, vậy nên, nếu luật khác có quy định riêng mức phạt vi phạm đối với từng lĩnh vực nhất định thì các bên phải tuân thủ theo. Ví dụ: Điều 301 Luật thương mại 2019 quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm trong thương mại như sau: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”, hay khoản 2 Điều 146 Luật xây dựng năm 2014 quy định về phạt trong hợp đồng xây dựng như sau: “Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác”. Như vậy, nếu luật có liên quan quy định về mức phạt cụ thể thì các chủ thể phải tuân thủ theo quy định đó, khi pháp luật không có quy định thì các bên mới có thể tự do thỏa thuận mức phạt phù hợp với ý chí được ghi nhận trong hợp đồng. 
-Như đã phân tích ở trên, bồi thường thiệt hại là trách nhiệm đương nhiên mà bên vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu khi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Thông thường, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh mà khoogn cần có sự thỏa thuận trước của các bên trong hợp đồng, đây là điểm khác biệt cơ bản của phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, khi các bên đã thỏa thuận về việc phạt vi phạm, nếu bên vi phạm tiếp tục phải chịu thêm  trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì tạo gánh nặng cho họ khi cùng lúc phải chịu trách nhiệm hai lần. Mức bồi thường theo quy định của pháp luật thì phải tương đương với thiệt hại xảy ra, nhưng mức phạt vi phạm thì dựa trên thỏa thuận của các bên (nếu luật khác không quy định) có thể cao hoặc thấp, như vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của bên vi phạm. Mục đích của bồi thường, hay phạt vi phạm chỉ mang tính chất khắc phục thiệt hại cho bên bị vi phạm, đồng thời răng đe, ràng buộc nghĩa vụ của bên vi phạm. Nên nếu pháp luật quy định cùng lúc bên vi phạm phải chịu cả hai trách nhiệm trên thì có thể dẫn đến việc bên còn lại lợi dụng điều đó để trục lợi. Chính vì vậy, việc bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm có thể thực hiện như sau:

Một là, các bên thỏa thuận bên vi phạm vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại. Điều này có nghĩa, phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại chỉ có thể đi cùng nhau khi có sự thỏa thuận của các bên. Pháp luật tôn trọng ý chí của các bên trong việc xác lập, thay đổi, chấm dứt hợp đồng. Khi có sự thỏa thuận, các bên đã lường trước được rủi ro xảy ra khi bản thân vi phạm nghĩa vụ, điều đó có thể là rào cản ngăn họ có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng. 
Hai là, nếu các bên chỉ thỏa thuận phạt vi phạm mà không thỏa thuận bồi thường thiệt thại. Nếu các bên chỉ thỏa thuận về việc phạt vi phạm, mà không thỏa thuận về việc vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của bên vi phạm như đã phân tích ở trên.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư