2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
-Tranh chấp về hợp đồng là tranh chấp thường thấy trong quan hệ pháp luật dân sự. Như những tranh chấp khác, hợp đồng nếu xảy ra tranh chấp, các bên yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đó chỉ được thực hiện trong một quãng thời gian nhất định. Cụ thể, Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về hợp đồng như sau:
“Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”
-Thời hiệu khởi kiện được hiểu là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu thời hạn đó kết thúc thì quyền khởi kiện xem như hết hiệu lực. Tùy theo từng quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp mà pháp luật có quy định riêng về thời hiệu khởi kiện dài hay ngắn, hoặc không áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện như đối với yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân, quyền sở hữu,…
-Căn cứ vào quy định trên có thể thấy, thời hiệu khởi kiện về hợp đồng mà pháp luật cho phép các bên được yêu cầu là 03 năm, được tính kể từ ngày bên có quyền biết hoặc phải biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
-Trong quá trình thực hiện hợp đồng, tính kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực thì quyền và nghĩa vụ của các bên cũng phát sinh và ràng buộc họ theo hiệu lực của hợp đồng. Theo đó, bên có nghĩa vụ có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình, và thực hiện quyền trong phạm vi đã thỏa thuận. Nếu một bên có hành vi vi phạm nội dung của hợp đồng, gây ảnh hưởng đến lợi ích của bên còn lại thì họ phải biết và ngăn chặn hành vi đó. Lúc này, tùy theo mức độ ảnh hưởng của hành vi vi phạm, và thỏa thuận của các bên mà bên có quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, và khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Quy định, thời hiệu bắt đầu từ thời điểm bên có quyền biết hoặc phải biết lợi ích của mình đang bị xâm phạm, vì bên vi phạm có thể thực hiện hành vi vi phạm từ lâu nhưng bên có quyền không hề hay biết, đến một thời điểm nào đó khi họ phát hiện ra, họ hoàn toàn có khả năng quyết định có tiếp tục thực hiện hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng, tự thỏa thuận giải quyết hay yêu cầu Tòa án giải quyết. Bên cạnh đó, bên có quyền có thể lấy lý do không biết về hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ để kéo dài thời hiệu khởi kiện, vì vậy, tùy vào từng trường hợp, tùng hành vi cụ thể mà xác định bên có quyền đã biết hay chưa. Biết là ý chí chủ quan của chủ thể, họ có thể nói chưa biết nhưng thực chất họ đã biết rõ ràng sự việc, vì vậy, quy định buộc phải biết nhằm ràng buộc trách nhiệm của chủ thể, tránh trường hợp thực tế thời hiệu khởi kiện đã hết, nhưng bên có quyền lấy lý do họ không biết về hành vi của bên có nghĩa vụ để kéo dài thời hạn khởi kiện, làm trái với quy định của pháp luật, gây bất lợi cho bên còn lại.
-Thời hiệu khởi kiện không phụ thuộc vào thời hạn kết thúc hợp đồng, theo đó, khi hợp đồng chấm dứt, các bên đã thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại nhưng bên có nghĩa vụ đã không thực hiện trách nhiệm của mình. Lúc này, lợi ích hợp pháp của bên có quyền đang bị vi phạm, thời hiệu khởi kiện được tính từ thời điểm bên có nghĩa vụ không thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh