Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:42 (GMT+7)

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm

1.Căn cứ pháp lý

Việc khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được thực hiện trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Điều 588 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau:

Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”

2.Nội dung

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là thời hạn do pháp luật quy định mà trong thời hạn đó, người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc người gây thiệt hại phải thực hiện trách nhiệm bồi thường. Trên thực tế, khi một bên có hành vi gây thiệt hại cho bên kia, các bên có thể thỏa thuận về các vấn đề như mức độ thiệt hại, mức bồi thường, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường,…Nếu các bên có thể thỏa thuận với nhau và thực hiện quyền, nghĩa vụ đầy đủ thì không làm phát sinh việc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các bên không thể thỏa thuận, thống nhất ý chí với nhau, thì để bảo vệ lợi ích của mình người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại. 
Theo đó, thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thời điểm 03 năm được tính kể từ khi người bị thiệt hại biết về việc quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm.  Bởi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh kể từ thời điểm có hành vi trái pháp luật gây nên thiệt hại. Khi có thiệt hại xảy ra, tức chủ thể bị tổn hại về vật chất, tinh thần, kể từ thời điểm đó bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu, thỏa thuận, thống nhất ý chí với bên gây thiệt hại về việc thực hiện bồi thường. Tòa án là cơ quan quyền lực Nhà nước, khi nhận được yêu cầu của người bị thiệt hại phải xem xét toàn bộ vấn đề như thiệt hại xảy ra có làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại không, mức độ thiệt hại, mức độ lỗi, căn cứ giảm mức bồi thường, mức độ bồi thường,….Vì vậy, nếu thời hạn khởi kiện dài hơn thì việc xác định những dấu hiệu trên sẽ rất khó khăn. Bên cạnh đó, trước đây trong BLDS năm 2005 quy định thời hiệu khởi kiện chỉ có 02 năm, tuy nhiên tại quy định của BLDS năm 2015 thời hiệu đã kéo dài thêm 01 năm là 03 năm. Quy định này nhằm đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với những quy định khác trong BLDS năm 2015. Có nhiều trường hợp sự kiện phát sinh cùng thời điểm, mà thời hiệu khởi kiện khác nhau thì sẽ tạo ra sự bất hợp lý. Ví dụ: Tại khoản 3 Điều 623 BLDS năm 2015 quy định: “Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Cụ thể trong trường hợp: A lái xe quá tốc độ gây tai nạn làm thiệt hại về sức khỏe cho B. Ngay trong ngày hôm đó A chết và để lại di sản cho vợ con. Như vậy, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại và thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại bắt đầu từ ngày mà A gây ra tai nạn cho B cũng là ngày mà A ( người để lại di sản) qua đời. Nếu thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngắn hơn hoặc dài hơn thời hạn khởi kiện về thừa kế thì sẽ tạo ra sự bất đồng trong quy định pháp luật.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư