Thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng có thể rút lại không?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:13 (GMT+7)

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng

Nếu pháp luật cho phép bên đề nghị được rút lại, thay đổi, hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng, thì cũng trao cho bên được đề nghị quyền rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, cũng như việc rút, thay đổi, hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị chỉ được thực hiện trong điều kiện nhất định, việc rút lại thông báo của bên được đề nghị cũng chỉ được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Cụ thể, Điều 397 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng như sau:

Điều 397. Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng”

1.Quyền rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng

-Đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí của bên đề nghị với mong muốn được ký kết hợp đồng với bên được đề nghị. Để bên được đề nghị tiếp cận và nhìn nhận về đề nghị mà bên đề nghị đưa ra, ban đầu bên đề nghị phải gửi cho bên được đề nghị bản thông báo đề nghị giao kết hợp đồng. Trong đó chứa các nội dung cơ bản của hợp đồng. Sau khi xem xét các điều khoản cơ bản, bên được đề nghị đưa ra quyết định có chấp nhận hay không. Câu trả lời đó dựa trên ý chí chủ quan của bên được đề nghị, nếu họ mong muốn được giao kết hợp đồng thì câu trả lời là chấp nhận. Nhưng chỉ ý chí thôi chưa đủ, để bên đề nghị biết rõ ý định của họ, bên được đề nghị phải thể hiện ý chí của mình ra bên ngoài bằng cách gửi thông báo cho bên đề nghị biết.
-Tuy nhiên, cũng giống như việc rút lại lời đề nghị giao kết hợp đồng, bên được đề nghị dù đã quyết định chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, nhưng vì một lý do nào đó mà họ khiến họ có sự thay đổi quyết định, thì pháp luật vẫn tôn trọng và cho phép họ thay đổi. Thông qua quyền được rút lại thông báo chấp nhận, mà bên được đề nghị có thể thỏa mãn mong muốn của mình. Trên thực tế, có rất nhiều lý do khiến cho bên được đề nghị muốn được giao kết hợp đồng và đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng lại không thể tiến hành như dự định và phải rút lại thông báo đó. Ví dụ: A đề nghị giao kết hợp đồng mua bán xe với B. Do A kẹt tiền, nên muốn bán lại chiếc xe với giá rẻ, B thấy xe còn đẹp và mới mà giá cả lại phù hợp, nên đã quyết định chấp nhận với đề nghị của A. Nhưng, vợ B bất ngờ bị tai nạn, tiền trong nhà đều dùng để chạy chữa cho vợ, nên B không còn tiền để mua xe, do đó, phải rút lại thông báo đề nghị chấp nhận chấp nhận mua xe. 

2.Điều kiện được rút lại thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

-Như đã trình bày ở trên, việc rút lại thông báo chấp nhận đề nghị không thể tiến hành tùy tiện, vì mục đích của pháp luật là điều chỉnh các vấn đề xoay quanh thỏa thuận của các bên, nhằm cân bằng lợi ích của cả hai bên trong quan hệ. Việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, do đó, nếu tự ý rút lại thông báo chấp nhận sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích của bên đề nghị. Chính vì vậy, mà pháp luật chỉ cho phép bên được đề nghị rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng khi thông báo về việc rút lại này đến trước, hoặc cùng thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. 
-Điều 401 BLDS năm 2015 quy định hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, từ khi hợp đồng có hiệu lực các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ như đã cam kết. Mà thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là khi bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng của bên được đề nghị. Vì vậy, thông báo rút chấp nhận đề nghị chỉ được thực hiện trước khi hợp đồng phát sinh hiệu lực. Nếu thông báo về việc rút được gửi tới muộn hơn với thông báo chấp nhận hợp đồng vẫn sẽ phát sinh hiệu lực và bên được đề nghị không có quyền rút thông báo chấp nhận nữa, nhưng họ có thể thỏa thuận với bên đề nghị về việc chấm dứt hợp đồng theo căn cứ tại khoản 2 Điều 422 BLDS năm 2015.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư