2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việc xử lý tài sản bảo đảm làm dịch chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên bảo đảm sang bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm. Chuyển quyền sở hữu tài sản có vai trò quan trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên. Do đó, việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thông báo rõ ràng. Điều 300 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thông báo việc xử lý tài sản bảo đảm như sau:
“Điều 300. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm
1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
2. Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác”
-Xử lý tài sản bảo đảm làm dịch chuyển quyền sở hữu từ người bảo đảm sang người mua tài sản, do đó bên bảo đảm phải thông báo cho bên có nghĩa vụ biết về việc xử lý tài sản bảo đảm trước một khoảng thời hạn thích hợp. Theo quy định tại khoản 3 Điều 296 BLDS năm 2015, đối với trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, khi một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn cùng bị xem làm đến hạn, và các bên sẽ cùng xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, bên nhận bảo đảm phải thông báo cho các bên cùng nhận bảo đảm khác biết về việc xử lý tài sản, để cùng nhau xử lý tài sản. Nếu bên nhận bảo đảm không thông báo thì sẽ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Việc thực hiện thông báo là một nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc. Vì vậy, nếu bên nhận bảo đảm không thực hiện thông báo mà gây nên thiệt hại thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại. Việc xử lý tài sản bảo đảm có liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, bao gồm: bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm và bên thứ ba. Do đó, phải thực hiện thông báo bằng văn bản để đảm bảo tính pháp lý.
-Khoản 1 Điều 51 nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, quy định nội dung của văn bản thông báo xử lý tài sản bao gồm:
“Điều 51. Thông báo xử lý tài sản bảo đảm
1. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Lý do xử lý tài sản bảo đảm;
b) Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý;
c) Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm”.
-Theo quy định tại khoản 4 Điều 51 nghị định 21/2021 NĐ-CP, thì thông thường thời hạn thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý, nhưng trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm.
-Tuy nhiên, để đảm bảo xử lý kịp thời tài sản bảo đảm, tránh nguy cơ tài sản bị mất mát, hư hỏng dẫn đến giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị. Pháp luật cho phép, bên nhận bảo đảm có thể xử lý ngay tài sản, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm khác biết về việc xử lý đó. Bản chất của tài sản bảo đảm là bảo đảm cho khoản nợ của bên vay với bên cho vay. Vì vậy, nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng giảm sút giá trị thì không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của bên nhận bảo đảm, mà còn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của bên có nghĩa vụ. Quy định này nhằm tạo sự linh hoạt cho bên nhận bảo đảm, đồng thời đảm bảo hiệu quả của quy trình xử lý tài sản bảo đảm. Trong trường hợp này thì thời hạn thông báo xử lý tài sản không cần phải tuân theo quy định tại khoản 4 Điều 51 nghị định 21/2021/NĐ-CP.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh