2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việc tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tuy nhiên trong quá trình tổ chức thi hành án thì các bản án, quyết định này có thê được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Việc thi hành đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 48, khoản 1 Điều 49, điểm d khoản 1 Điều 50 và tại mục 3 Chương 5 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi tắt là Luật thi hành án dân sự).
Đặc điểm của thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm
- Việc thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện trên cơ sở kết hợp với việc thi hành các phần bản án, quyết định khác giải quyết vụ việc dân sự
- Việc thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm phải kết hợp với việc xử lý hậu quả của việc đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định bị kháng nghị.
Điều 134 Luật thi hành án dân sự đặt ra quy định:
- Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà bản án, quyết định đó chưa thi hành hoặc đã thi hành được một phần thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án.
- Trường hợp bản án, quyết định đó đã thi hành xong thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho Tòa án đã ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự.
Trường hợp này, Điều 135 Luật thi hành án dân sự quy định như sau:
- Trường hợp quyết định giám đốc thẩm tuyên giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa thì việc thi hành được thực hiện theo quyết định giám đốc thẩm và bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa.
- Đối với phần bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới không bị hủy, bị sửa mà chưa được thi hành thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án; nếu đã thi hành xong thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo cho Tòa án đã ra quyết định giám đốc thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự.
- Đối với phần bản án, quyết định của Tòa án hủy, sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới mà đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc hoàn trả tài sản, phục hồi lại quyền tài sản.
Giá trị tài sản được bồi hoàn trong trường hợp thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm được hướng dẫn bởi Điều 36 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, theo đó:
“Điều 36. Giá trị tài sản được bồi hoàn trong trường hợp thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm
Giá trị tài sản được bồi hoàn cho chủ sở hữu ban đầu trong trường hợp bản án, quyết định của Tòa án bị hủy, sửa một phần hoặc toàn bộ theo quy định tại Khoản 3 Điều 135 Luật Thi hành án dân sự là giá tài sản trên thị trường ở địa phương tại thời điểm giải quyết việc bồi hoàn.”
- Trường hợp tài sản thi hành án là động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản còn nguyên trạng thì cưỡng chế trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu.
- Trường hợp tài sản đã được chuyển dịch hợp pháp cho người thứ ba chiếm hữu ngay tình thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa hoặc tài sản thi hành án đã bị thay đổi hiện trạng thì chủ sở hữu tài sản ban đầu không được lấy lại tài sản nhưng được bồi hoàn giá trị của tài sản.
- Trường hợp có yêu cầu về bồi thường thiệt hại thì cơ quan ra bản án, quyết định bị hủy, sửa giải quyết theo quy định của pháp luật.
“Điều 136. Thi hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
1. Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại thì việc thi hành án được thực hiện theo bản án, quyết định sơ thẩm mới có hiệu lực pháp luật hoặc bản án phúc thẩm mới.
2. Trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án mà phần tài sản trong bản án, quyết định bị hủy đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 135 của Luật này.”
Như vậy đối với trường hợp quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm tuyên hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà phần tài sản trong bản án, quyết định bị hủy đã thi hành được một phần hoặc đã thi hành xong thì đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc hoàn trả tài sản, phục hồi lại quyền tài sản.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết vè Luật Thi hành án dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh