Thực hiện nghĩa vụ liên đới là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:00 (GMT+7)

Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện

1.Căn cứ pháp lý

Trong quan hệ nghĩa vụ có thể có nhiều hơn hai chủ thể có quyền, nghĩa vụ với nhau. Trong quan hệ có nhiều hơn hai chủ thể mang nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực hiện nghĩa vụ với nhau. Điều 288 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ liên đới như sau:

Điều 288. Thực hiện nghĩa vụ liên đới
1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
2. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
3. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
4. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ”

2.Nội dung

Nghĩa vụ liên đới phát sinh dựa trên thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Ví dụ: khoản 4 Điều 142 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ mà có nhiều người cùng thực hiện. Khi một nghĩa vụ được xác định là nghĩa vụ liên đới và có nhiều người có nghĩa vụ thì những người đó gọi là người có nghĩa vụ liên đới. Vì vậy, bên có quyền có thể yêu cầu bất kỳ ai trong số những người có nghĩa vụ liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với mình. Ví dụ: A và B thuê xe oto tự lái của C. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng chiếc xe va chạm trên đường và bị hư hỏng. Lúc này A và B phát sinh nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại cho C, do cùng thuê xe và cùng có lỗi dẫn đến chiếc xe bị hỏng nên, phần nghĩa vụ của A và B được xác định là 50-50. Mặc dù đã xác định phần nghĩa vụ của hai bên, nhưng C vẫn có quyền yêu cầu A hoặc B thanh toán toàn bộ khoản tiền bồi thường cho mình. Đây là điểm khác biệt nhất so với nghĩa vụ riêng rẻ. Như vậy, trong thực hiện nghĩa vụ liên đới, người có nghĩa vụ không chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình, mà còn phải thực hiện nghĩa vụ thay cho người khác khi người đó không có khả năng thực hiện. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên có quyền. Sẽ rất bất lợi cho bên có quyền khi cùng lúc yêu cầu tất các bên thực hiện từng phần nghĩa vụ với mình.
Khi một trong số những người có quyền đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với bên có quyền, thì sẽ làm phát sinh nghĩa vụ hoàn toàn lại giữ những người có nghĩa vụ. Theo đó, những người chưa thực hiện nghĩa vụ, phải thanh toán phần nghĩa vụ mà người khác đã thực hiện thay mình. Trong thực hiện nghĩa vụ liên đới, phần nghĩa vụ của từng người được xác định rõ ràng. Do đó, khi một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, thì họ có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.  Quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm giữ những người mang nghĩa vụ, đồng thời bảo vệ lợi ích của người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Tránh trường hợp, những người mang nghĩa vụ trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Thực hiện nghĩa vụ liên đới được xác lập dựa trên cơ sở thỏa thuận. Mục đích là bảo vệ quyền lợi cho bên có quyền. Do đó, nếu bên có quyền từ chối tiếp nhận bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với mình thì được pháp luật tôn trọng. Theo đó, bên có quyền có thể miễn trách nhiệm cho các bên mang nghĩa vụ như sau:
-Bên có quyền chỉ định người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với mình, sau đó lại miễn trách nhiệm cho người đó. Thì quan hệ nghĩa vụ chấm dứt hoàn toàn. Những người có nghĩa vụ còn lại cũng không cần tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoàn trả của mình. 
-Bên có quyền không chỉ định người thực hiện nghĩa vụ, nhưng miễn trách nhiệm cho một hoặc một số người có nghĩa vụ. Thì nghĩa vụ của họ chấm dứt, những người có nghĩa vụ còn lại vẫn phải thực hiện nghĩa vụ theo phần nghĩa vụ của mình. 
Trong quan hệ nghĩa vụ liên đới có thể có nhiều người có quyền, những người đó gọi là người có quyền liên đới. Vì vậy, một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ mà không cần có sự ủy quyền của những người có quyền liên đới khác. Như vậy, người có quyền không chỉ có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ với mình, mà còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện trước mình phần nghĩa vụ đối với những người có quyền khác. Cũng như khi một người thực hiện hiện toàn bộ nghĩa vụ. Khi người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với một người có quyền, thì nghĩa vụ liên đới chấm dứt. Lucs này phát sinh thêm quan hệ hoàn lại giữ những người có quyền với nhau. Theo đó, người đã nhận toàn bộ phần quyền mà người có nghĩa vụ đã thực hiện, phải hoàn trả cho những người có quyền khác tương đương với phần quyền của họ. Việc miễn quyền cho người có nghĩa trong trường hợp này được xác định theo phần quyền của người miễn. Tức, khi một người có quyền miễn trách nhiệm cho toàn bộ người có nghĩa vụ, thì những người có quyền vẫn phải thực hiện nghĩa vụ với những người có quyền còn lại. Tương tự nếu người có quyền chỉ miễn nghĩa vụ cho một người mang nghĩa vụ, thì chỉ người đó không phải thực hiện nghĩa vụ với người miễn quyền, và họ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ với những người có quyền còn lại.

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư