2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thông thường, khi thời hạn thực hiện hợp đồng chấm dứt thì quyền và nghĩa vụ của các bên cũng hết hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, trong hợp đồng dịch vụ khi thời hạn thực hiện hợp đồng đã hết nhưng bên cung ứng dịch vụ có thể vẫn tiếp tục thực hiện công việc đã thỏa thuận. Việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng dịch vụ được quy định tại Điều 521 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:
“Điều 521. Tiếp tục hợp đồng dịch vụ
Sau khi kết thúc thời hạn thực hiện công việc theo hợp đồng dịch vụ mà công việc chưa hoàn thành và bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, bên sử dụng dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận cho đến khi công việc được hoàn thành”
Tiếp tục thực hiện hợp đồng dịch vụ là hành vi của bên cung ứng, khi đã hết thời hạn thực hiện hợp đồng nhưng vẫn tiếp tục thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ. Điều này xuất phát từ tính chất của bên cung ứng dịch vụ là một nhà cung ứng chuyên nghiệp, có chuyên môn, thực hiện công việc nhằm mục đích thu tiền dịch vụ nên trong một số trường hợp đáp ứng điều kiện nhất định, thì pháp luật buộc bên cung ứng phải tiếp tục thực hiện công việc chưa thực hiện xong dù thời hạn hợp đồng đã chấm dứt. Các điều kiện theo quy định của pháp luật là:
-Một là, thời hạn thực hiện hợp đồng đã hết. Thời hạn thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian mà các bên đã thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng. Theo đó, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ phải thực hiện công việc theo yêu cầu của bên sử dụng trong thời hạn đó. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng phát sinh đồng thời và tồn tại song song với hiệu lực của hợp đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc khi thời hạn thực hiện hợp đồng chấm dứt thì quyền và nghĩa vụ của các bên cũng chấm dứt. Như vậy, khi hết thời hạn thực hiện dịch vụ thì theo nguyên tắc bên cung ứng không cần tiếp tục thực hiện công việc theo yêu cầu của bên sử dụng nữa.
-Hai là, công việc là đối tượng của hợp đồng chưa hoàn thành. Khi đã hết thời hạn thực hiện hợp đồng, bên cung ứng vẫn chưa hoàn thành công việc là đối tượng của hợp đồng dịch vụ. Việc chưa hoàn thành có thể hiểu theo nhiều góc độ khác nhau như chưa đạt được kết quả như thỏa thuận, dữ liệu trong hợp đồng dịch vụ hoặc chưa hoàn thành toàn bộ các bước, quy trình của công việc. Điều đó là cơ sở đặt ra vấn đề tiếp tục thực hiện hợp đồng cho đến khi hợp đồng hoàn thành. Khi xác lập hợp đồng các bên có thỏa thuận về việc kết quả mà bên sử dụng nhận được sau quá trình thực hiện công việc của bên cung ứng. Kết quả đó phải đảm bảo đúng chất lượng theo cam kết của bên cung ứng và yêu cầu của bên sử dụng. Việc hoàn thành công việc không đạt được kết quả như dự liệu hay chưa hoàn thành hết các bước của công việc (tức chưa đem lại kết quả gì cho bên sử dụng) sau khi đã hết thời hạn, thuộc về trách nhiệm của bên cung ứng. Để đảm bảo lợi ích cho bên sử dụng., đồng thời đảm bảo uy tín của nhà cung ứng, họ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cho đến khi đạt được kết quả giống hoặc sát với kết quả mà các bên đã thống nhất và ghi nhận trong hợp đồng.
-Ba là, bên sử dụng dịch vụ biết và không phản đổi. Bên cung ứng được tiếp tục thực hiện công việc, nếu bên sử dụng biết về việc tiếp tục thực hiện đó mà không phản đối. Điều này đồng nghĩa với việc bên sử dụng đồng ý để bên cung ứng tiếp tục thực hiện công việc là đối tượng của hợp đồng dịch vụ. Thông thường, lợi ích của bên sử dụng dịch vụ gắn với thời hạn thực hiện hợp đồng đã thỏa thuận. Tức công việc là đối tượng của hợp đồng phải được thực hiện trong thời hạn đã thỏa thuận thì bên sử dụng mới thu được lợi ích mà mình hướng đến. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp mặc dù công việc được thực hiện đã qua thời hạn thực có hiệu lực của hợp đồng, nhưng bên sử dụng vẫn xét thấy lợi ích của mình không bị ảnh hưởng thì có thể đồng ý để bên cung ứng tiếp tục thực hiện công việc đó. Theo nguyên tắc chung, khi đã hết thời hạn có hiệu lực của hợp đồng mà bên có nghĩa vụ vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên kia. Tuy nhiên, quy định này nhằm tạo điều kiện cho các bên được tự do thỏa thuận đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với cả hai bên, tránh việc xảy ra tranh chấp. Việc bên sử dụng để bên cung ứng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ không chỉ có ý nghĩa với bên cung ứng trong việc tránh được trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mà còn đem lại lợi ích cho chính mình, là cơ sở để hợp đồng đạt được mục đích của nó và đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Quy định về tiếp tục thực hiện hợp đồng dịch vụ thể hiện rõ yêu cầu của pháp luật với bên cung ứng dịch vụ. Với vai trò là nhà cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp, có chuyên môn, uy tín khi chưa hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu thì mặc nhiên chủ thể này phải tiếp tục thực hiện, đảm bảo đạt được kết quả hoặc theo tiến trình đã cam kết.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh