2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều 665 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trường hợp áp dụng điều ước quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:
"Điều 665. Áp dụng điều ước quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng"
Điều ước quốc tế là văn bản mang tính pháp lý ràng buộc các nước thành viên, theo đó điều ước quốc tế được ký kết giữa hai hai nhiều quốc gia khác nhau gọi là các điều ước quốc tế song phương hoặc điều ước quốc tế da phương. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một quan hệ phức tạp và đa dạng, chính yếu tố nước ngoài làm cho quan hệ được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật khác nhau, trong đó điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng trước tiên. Điều ước quốc tế có thể trực tiếp điều chỉnh quan hệ đang được xem xét, quy định quyền, nghĩa vụ của các bên (gọi là quy phạm thực chất thống nhất) hoặc không trực tiếp điều chỉnh mà chỉ chỉ xác định luật áp dụng đối với quan hệ đó mà thôi (gọi là quy phạm xung đột thống nhất).
Nếu điều ước quốc tế trực tiếp điều chỉnh quan hệ dân, có quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ các bên thì áp dụng quy định tại điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề. Từ đó có thể thấy khi giải quyết bất kỳ một vụ việc nào có yếu tố nước ngoài, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xem xét xem vụ việc đó có được điều chỉnh trong các điều ước quốc tế không, nếu có thì trực tiếp áp dụng quy định tại điều ước để điều chỉnh quan hệ. Điều này thể hiện vị trí quan trọng của điều ước quốc tế trong quy trình giải quyết các vấn đề có yếu tố nước ngoài của Việt Nam. Dựa trên nguyên tắc ưu tiên số một, nếu tồn tại quy định tại điều ước thì những quy phạm pháp luật khác không được xem xét đến. Mặt khác điều ước mang tính quốc tế, khi áp dụng sẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng, tránh việc các bên hoài nghi việc áp dụng pháp luật để giải quyết vấn đề.
Căn cứ quy định trên thì, khi có sự xung đột pháp luật giữa quy định tại điều ước quốc tế với BLDS và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như: luật hôn nhân và gia đình, luật thương mại, Bộ luật lao động,… thì ưu tiên áp dụng quy định tại điều ước quốc tế. Quy định này không đồng nghĩa với việc coi trọng điều ước quốc tế hơn luật quốc gia mà thể hiện sự tôn trọng, thiện chí với những cam kết quốc tế, điều ước quốc tế sẽ “không” có hiệu lực áp dụng tại Việt Nam nếu trái với ý chí, nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế tại điều này có thể xuất phát từ việc Việt Nam và cả các quốc gia khác đều ghi nhận trong luật của mình nguyên tắc Pacta Sunt Servanda - nguyên tắc tận tâm, thiện chí được thực hiện bởi cam kết quốc tế - một trong những nguyên tắc lâu đời nhất của luật quốc tế, cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại, được ghi nhận trong hiến chương Liên hợp quốc và trong tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế[1].
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
[1]PGS. TS. Nguyễn Văn Cù - PGS. TS. Trần Thị Huệ,(2017),"Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam",Nxb công an nhân dân
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh