Khoản 6, Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012 định nghĩa như sau:
Trong khi đó, Khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012 quy định: Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Như vậy, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một phần của công việc quảng có, đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề này. Trên thực tế, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có thể hiểu là người phát hành quảng cáo hoặc không.
Nếu là người phát hành quảng cáo thì họ được hiểu là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.
Còn nếu không phải người phát hành quảng cáo thì khi có nhu cầu có thể thuê người khác thực hiện thay hoạt động thông qua hợp đồng dịch vụ quảng cáo, là sự thỏa thuận giữa các bên khi tham gia hợp đồng, theo đó một bên được gọi là bên cung ứng dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán từ bên mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện dịch vụ cho đó là bên sử dụng dịch vụ hay còn được gọi là khách hàng thì bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam mà không thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam thực hiện.
Quy định trên có thể được hiểu như sau:
Như vậy, người nước ngoài khi làm việc là tìm kiếm lợi nhuận ở Việt Nam thì phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và được hưởng những quyền lợi mà Việt Nam và nước đó cùng ký trong một hiệp ước quốc tế mà cả hai là thành viên. Với tất cả ngành nghề kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng đều phải thực hiện những gì mà Việt Nam quy định. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam được quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình tại Việt Nam theo quy định của Luật Quảng cáo.
Hành vi quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam mà không thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam thực hiện được hiểu là nếu như tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam mà muốn quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình tại lãnh thổ Việt Nam thì phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam thực hiện. Là một trong nghĩa vụ quy định tại Khoản 2, Điều 39, Luật Quảng cáo năm 2012:
Tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam có nhu cầu quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của mình tại Việt Nam phải thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam thực hiện.
Nhìn chung, điều khoản này không có sự thay đổi so với Nghị định 158/2013/NĐ-CP khi phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của tổ chức, cá nhân nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam mà không thuê người kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam thực hiện.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp luật Dân Sự 13/07/2021
Mức phạt tiền đến 100.000.000 triệu đồng được áp dụng cho các hành vi vi phạm tại Điều 34, Nghị định 38/2021/NĐ-CP với tính chất nghiêm trọng của hành vi đáng kể
Hỏi đáp luật Dân Sự 13/07/2021
Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo bị áp dụng một hình thức xử phạt bổ sung và ba biện pháp khắc phục hậu quả với các hành vi cụ thể sau
Hỏi đáp luật Dân Sự 13/07/2021
Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2. Đây được xem là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau
Hỏi đáp luật Dân Sự 13/07/2021
Việc quảng cáo chỉ hợp pháp và đưa lại những ưu điểm khi được phép thực hiện các hoạt động mà pháp luật không cấm. Chỉ những quảng cáo đáp ứng được điều kiện thì mới được phép phổ biến đến công chúng
Tìm kiếm nhiều