2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng. Nó phân biệt với sự minh họa như các phác họa trong hang động hay các tranh vẽ, đây là các dạng ghi lại ngôn ngữ theo các phương tiện truyền đạt phi văn bản.
Tiếng nói là việc người nói phát ra thành lời để diễn đạt tư tưởng, tình cảm được suy nghĩ của mình.
Tiếng nói và chữ viết là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật và hiện tượng cụ thể, thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2. Đây được xem là phương tiện giao tiếp, trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau và cho các thế hệ sau. Hiện nay, cùng với quá trình hội nhập và sự giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động không nhỏ đến việc sử dụng ngôn ngữ, tiếng nói. Bên cạnh những tác động tích cực, tình trạng sử dụng tiếng Việt chưa chuẩn xác, thậm chí kết hợp với các từ ngữ nước ngoài diễn ra phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sự trong sáng của tiếng Việt. Để giữ gìn tài sản quý báu của dân tộc không bị mai một, mỗi người chúng ta phải luôn nêu cao ý thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và làm phong phú hơn vốn ngôn ngữ của mình, cả khi nói và khi viết. Do đó, với những hoạt động đặc thù như quảng cáo, tính lan tỏa đến cộng đồng mạnh thì cần phải đảm bảo về tiếng nói và chữ viết hơn bao giờ hết. Vì vậy, khi vi phạm các quy định về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo bị xử phạt hành chính như sau:
Đối với một trong các hành vi sau đây:
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều và được sử dụng hầu hết trong mọi văn bản và hoạt động chính tại lãnh thổ Việt Nam.
Hoạt động quảng cáo không chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức ở Việt Nam mà còn cho phép chủ thể nước ngoài được tiến hành tới người tiêu dùng, cộng đồng dân cư ở nơi đây. Do vậy, mọi hoạt động quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đều phải thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài; các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt; sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Khi vi phạm hành vi này sẽ chịu mức tiền phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Kế thừa quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP và không có sự thay đổi, bổ sung thêm.
Khoản 2, Điều 18, Luật Quảng cáo năm 2012 quy định: Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
Như đã nói ở trên, khi đặt trên bình diện so sánh giữa sản phẩm hàng hóa, quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam thì phải ưu tiên chữ viết, tiếng nói của Việt Nam lên hàng đầu. Là cách để phổ biến tiếng Việt và duy trì sự trong sáng của Tiếng Việt đối với mọi cá nhân, tổ chức trong cộng đồng.
Với hành vi vi phạm về khổ chữ, vị trí đặt chữ thì chịu mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trừ trường hợp quy định sau bởi có chế tài áp dụng khác:
Việc áp dụng đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài trong trường hợp trên cùng một sản phẩm quảng cáo có sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài chỉ áp dụng với đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn. Khoản 2, Điều 18, Luật Quảng cáo năm 2012 quy định trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
Do đó, hành vi này khi vi phạm chịu mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Trong đó, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm là một trong những biện pháp chung quy định trong xử phạt vi phạm hành chính nhằm khắc phục lỗi của chủ thể.
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo là một biện pháp khắc phục hậu quả phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo. Làm cho các sản phẩm không còn được tồn tại trên thực tế nữa. Do vậy, ngoài việc chịu mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc thì phải tháo gỡ, tháo dỡ, xóa hoặc thu hồi:
Nhìn chung, việc quy định xử phạt hành chính về tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo được giữ nguyên so với Nghị định 158/2013/NĐ-CP, tương thích với Luật Quảng cáo năm 2012. Trong mọi trường hợp quảng cáo đều phải ưu tiên tiếng Việt lên hàng đầu nhằm mục đích bảo tồn giá trị và sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh