2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khoản 12, Điều 2, Luật Quảng cáo năm 2012 quy định: Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường.
Như vậy, với mục đích đặt ra là kiểm soát chặt chẽ hơn với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, bảo vệ an toàn cho sức khỏe con người và môi trường thì việc quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải thực hiện các quy định về điều kiện quảng cáo nghiêm ngặt hơn so với hàng hóa thông thường. Các điều kiện đó được quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo, cụ thể như sau:
Xác nhận nội dung quảng cáo là một trong những nội dung quy định nghĩa vụ của chủ thể với những ngành nghề đặc thù. Do vậy, việc quảng cáo sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, ngoài việc tuân thủ các điều kiện trên, còn phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định tại điều 12 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Có thể thấy rằng, các hàng hóa, dịch vụ trên đây là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe của con người vì vậy, buộc Nhà nước phải tiến hành quản lý chặt chẽ trên mọi mặt, dù là trong sản xuất, kinh doanh hay quảng cáo trong cộng đồng. Bên cạnh đó, không phải ai cũng biết các thành phần của thuốc, sữa, mỹ phẩm và tác dụng mà chúng mang lại bởi đó là lĩnh vực chuyên ngành, người thường nhận biết bằng việc kê đơn của bác sĩ, tư vấn của dược sĩ và qua giấy hướng dẫn sử dụng hay người có kinh nghiệm. Vì thế, nếu quảng cáo không đáp ứng được các quy định trên thì chịu mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
Hình thức xử phạt bổ sung là hình thức xử phạt được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình thức xử phạt chính. Nếu cá nhân, tổ chức không bị áp dụng hình thức xử phạt chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với họ. Khi vi phạm quy định về quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự, hình thức xử phạt bổ sung quy định là tịch thu tang vật vi phạm.
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp quảng cáo thuốc, quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà vi phạm 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
Trong thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng, kể từ ngày có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động nghề nghiệp trên thực tế. Và trường hợp áp dụng khi vi phạm 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Trong đó, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm là một trong những biện pháp chung quy định trong xử phạt vi phạm hành chính nhằm khắc phục lỗi của chủ thể.
Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc buộc thu hồi xuất bản phẩm, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Như vậy, những quảng cáo trên khi vi phạm ngoài việc bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thì chịu biện pháp khắc phục hậu quả là tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc buộc thu hồi xuất bản phẩm, tạp chí in quảng cáo.
Nhìn chung, việc áp dụng hình thức xử phạt tiền có thay đổi, tăng lên khi Khoản 51 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP chỉ phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định mà không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, có kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả, tương ứng với những quy định trong Luật Quảng cáo năm 2012 và quy định riêng cho từng hoạt động của hàng hóa, dịch vụ đặc thù.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh