Vi phạm chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:56 (GMT+7)

Các hành vi sau khi vi phạm về chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trong mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Nghị định 38/2021/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2020 đã quy định chi tiết những hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả với từng hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Trong đó có những quy định cụ thể, chi tiết về chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trong mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Để làm rõ vấn đề này, Luật Hoàng Anh sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây!

Nội dung:

Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Giá trị của di tích nằm ở thời gian tồn tại và những chi tiết, đặc thù riêng biệt mà ông cha thời quá khứ làm nên. Do đó, việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là một trong những hoạt động đặc thù cần có những hiểu biết nhất định nếu không dẫn đến việc hư hỏng và mất đi tính chất có sẵn của nó.

Hình thức xử phạt chính là hình thức xử phạt được áp dụng cho mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính mà không phụ thuộc vào hình thức xử phạt khác (hình thức xử phạt bổ sung) trong hệ thống hình thức xử phạt. Bao gồm cảnh cáo và phạt tiền. Đối với các hành vi vi phạm quy định chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, hình thức xử phạt chính là phạt tiền, nhằm tước bỏ một khoản tiền nhất định của cá nhân, tổ chức vi phạm đó để sung công quỹ nhà nước, tác động trực tiếp đến lợi ích vật chất, kinh tế của cá nhân, tổ chức vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng áp dụng với hành vi sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

  • Đối với hành vi không làm thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định, trừ trường hợp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn sử dụng.

Việc cấp lại chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định được thực hiện khi chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ) không sử dụng được; bị lỗi do in ấn hoặc nhầm lẫn; bổ sung nội dung hành nghề.

Do đó, trong trường hợp này buộc cá nhân phải thực hiện thủ tục xin cấp lại nếu kinh doanh tiếp và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Di sản văn hóa).

Như vậy, khi không làm thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định trên thì chịu mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

  • Đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là văn bằng chính thức chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định liên quan đến bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Di sản văn hóa), có giá trị pháp lý trong vòng 05 (năm) năm.

Do đó, việc tẩy xóa, sửa chữa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung chứng chỉ sẽ làm chúng không còn giá trị trên thực tế và hành vi này sẽ chịu mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích mà không có chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định.

Giống như các loại chứng chỉ khác được cấp trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là văn bằng chính thức chứng nhận một cá nhân đã hoàn tất thành công một khóa học nhất định liên quan đến bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Di sản văn hóa), có giá trị pháp lý trong vòng 05 (năm) năm.

Một cá nhân, tổ chức muốn hành nghề trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định thì phải có chứng chỉ hợp pháp và là một trong những nguyên tắc được quy định tại Nghị định 166/2018/NĐ-CP. Do đó, trường hợp hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích mà không có chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

b. Sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của người khác.

Chứng chỉ hành nghề thường được cấp cho một cá nhân, sau khi hoàn thành sau một khóa học và chỉ có giá trị khi do chính cá nhân đó thực hiện. Việc sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của người khác tức là không đủ điều kiện để hành nghề bởi của người khác, khi áp dụng vào mình thì không có giá trị. Hành vi này bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

c. Sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn.

Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hết hạn tức là đã sử dụng được 05 (năm) kể từ ngày được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cấp, thường thì được ghi trên chứng chỉ và có giá trị trong thời hạn ấy. Khi hết thời hạn thì nó trở thành “vật không có giá trị” vì vậy bản chất của hành vi này là hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích mà không có chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định. Mức phạt được đặt ra là chịu mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

d. Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Với quy định này được hiểu rằng, cá nhân, tổ chức đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đã để một cá nhân, tổ chức khác mượn, dùng chứng chỉ của mình. Đồng nghĩa với việc là bên mượn chưa đủ điều kiện về chủ thể để hành nghề trong lĩnh vực này.

Hành vi này thể hiện sự không trung thực của các chủ thể trong kinh doanh trên thực tế, và tính chất nghiêm trọng của hành vi xuất phát từ lỗi của chủ thể, biết là sai nhưng vẫn thực hiện. Việc sử dụng chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của người khác chịu mức phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư