Thư viện đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp đỡ, hướng dẫn cho học sinh, sinh viên trong việc tự học, tự nghiên cứu. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thư viện, một cơ quan văn hoá giáo dục ngoài nhà trường.
Có thể nhận định rằng, thư viện là động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cũng như góp phần đổi mới phương pháp dạy - học, tạo môi trường tự học và tự nghiên cứu, kích thích sự chủ động của người học. Luật thư viện năm 2019 ban hành ngày 21/11/2019, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 đã tạo cơ sở pháp lý để gìn giữ văn hóa thư viện, quản lý hiệu quả về thành lập, hoạt động thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; quản lý nhà nước về thư viện.
Việc cá nhân, tổ chức vi phạm quy định cấm trong hoạt động thư viện sẽ chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền, kèm theo hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong bài viết dưới đây, mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng bị áp dụng với trường hợp sau:
Đối với một trong các hành vi sau đây:
Khoản 3, Điều 3, Luật Thư viện năm 2019 giải thích tài nguyên thông tin là tập hợp các loại hình tài liệu, dữ liệu gồm tài liệu in, tài liệu viết tay, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu số, tài liệu vi dạng gồm vi phim, vi phiếu, tài liệu đặc biệt cho người khuyết tật và tài liệu, dữ liệu khác.
Trong khi đó, đánh tráo là hành động thay thế cái này bằng cái khác một cách khéo léo để giành phần lợi hoặc một mục đích nào đó. Việc đánh tráo tài nguyên thông tin là thay thế tài liệu, dữ liệu gồm tài liệu in, tài liệu viết tay, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu số, tài liệu vi dạng của một tổ chức, cá nhân sở hữu hợp pháp để giữ lợi cho mình. Trừ tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt sẽ chịu một chế tài khác nặng hơn bởi tính nguy hiểm của hành vi cao hơn.
Về cơ bản, đây là một hành vi được kế thừa từ Nghị định 158/2013/NĐ-CP, sang Nghị định 38/2021/NĐ-CP tiếp tục giữ nguyên với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Chiếm dụng hay còn hiểu là chiếm hữu bất hợp pháp tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác một cách không ngay tình với mục đích vụ lợi, nhằm khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Tương tự với chiếm dụng tài nguyên thông tin được xem là hành vi sử dụng tài liệu, dữ liệu gồm tài liệu in, tài liệu viết tay, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu số, tài liệu vi dạng của một tổ chức, cá nhân sở hữu hợp pháp để thu lợi nhuận cho mình trong khi mình không phải là chủ sở hữu, có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt với tài nguyên thông tin đó.
Cũng như hành vi vi phạm đánh tráo thông tin, đây là một hành vi được kế thừa từ Nghị định 158/2013/NĐ-CP, sang Nghị định 38/2021/NĐ-CP tiếp tục giữ nguyên với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Khoản 6, Điều 3 Luật thư viện năm 2019 quy định dịch vụ thư viện là hoạt động do thư viện tổ chức hoặc phối hợp tổ chức nhằm phục vụ nhu cầu của người sử dụng thư viện.
Mục đích hình thành thư viện bên cạnh lưu trữ thông tin thì mặt còn lại chính là đáp ứng như cầu tìm kiếm tri thức, tìm hiểu tài liệu của các chủ thể có nhu cầu. Vì vậy, người sử dụng dịch vụ thư viện có thể là người đọc sách tại thư viện, người mượn sách tại thư viện và những người khác sử dụng các hoạt động do thư viện tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
Để có thể sử dụng dịch vụ thư viện, người sử dụng phải cung cấp thông tin của mình để tham gia hoạt động này. Đặt ra vấn đề rằng, tất cả thư viện cung cấp dịch vụ đều phải bảo mật thông tin cho người sử dụng. Khoản 4, Điều 8, Luật thư viện 2019 chỉ rõ hành vi bị nghiêm cấm là cung cấp thông tin về người sử dụng thư viện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Do đó, việc cung cấp hợp pháp, đúng quy định chỉ áp dụng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong mọi trường hợp còn lại, không được để lộ thông tin ra bên ngoài. Giống 02 hành vi vi phạm ở trên, quy định này được kế thừa từ Nghị định 158/2013/NĐ-CP, sang Nghị định 38/2021/NĐ-CP tiếp tục giữ nguyên với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp luật Dân Sự 12/07/2021
Việc khai quật khảo cổ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh khi vi phạm chịu chế tài áp dụng tại Điều 24, Nghị định 38/2021/NĐ-CP
Hỏi đáp luật Dân Sự 13/07/2021
ên cạnh nhận hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả chủ thể phải chịu khi vi phạm về khai quật khảo cổ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
Hỏi đáp luật Dân Sự 13/07/2021
Khi thực hiện các hành vi vi phạm quy định về thông báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện thì sẽ chịu chế tài hành chính tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Hỏi đáp luật Dân Sự 13/07/2021
Việc cá nhân, tổ chức vi phạm quy định cấm trong hoạt động thư viện sẽ chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền, kèm theo hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả
Tìm kiếm nhiều