2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Sự ra đời của quảng cáo đóng vai trò to lớn cho đời sống kinh tế xã hội, phát triển nền kinh tế thị trường và đưa lại thu nhập lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quảng cáo chỉ hợp pháp và đưa lại những ưu điểm khi được phép thực hiện các hoạt động mà pháp luật không cấm. Việc làm những điều không được phép làm vô hình chung đã vi phạm pháp luật, vì thế chịu các chế tài được đặt ra, quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này.
Hình thức xử phạt bổ sung là hình thức xử phạt được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình thức xử phạt chính ( bổ sung cho hình thức xử phạt chính ). Nếu cá nhân, tổ chức không bị áp dụng hình thức xử phạt chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với họ.
Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
- Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định;
- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;
- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố
Theo Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố đối với các sản phẩm sau đây:
Đối với giấy xác nhận nội dung quảng cáo, được áp dụng với:
Như vậy, trong thời hạn 6 tháng, nếu thực hiện quảng cáo 03 hành vi này từ 02 lần trở lên thì Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm không có hiệu lực sử dụng từ 05 đến 07 tháng và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo không có hiệu lực sử dụng từ 22 tháng đến 24 tháng. Việc tước quyền sử dụng được thực hiện bằng văn bản có nêu rõ thời gian không được phép sử dụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Trong đó, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm là một trong những biện pháp chung quy định trong xử phạt vi phạm hành chính nhằm khắc phục lỗi của chủ thể.
Với những hành vi vi phạm trên đây, ngoài mức phạt tiền phải chịu thì chủ thể vi phạm sẽ phải tháo dỡ toàn bộ quảng cáo liên quan tới sản phẩm, hình ảnh trên thực tế, không được xuất hiện và phổ biến với cộng đồng.
Việc buộc xin lỗi, cải chính công khai nhằm mục đích bảo vệ quyền nhân thân của và khôi phục danh dự, uy tín cho người bị hại bởi những hành vi quảng cáo gây ra hậu quả nghiêm trọng trên thực tế. Với 02 hành vi trên nếu xảy ra có thể làm tổn hại đến danh dự, uy tín, của mỗi cá nhân được nhà nước đứng ra bảo vệ. Vì vậy, ngoài hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân.
Cải chính thông tin là đính chính những thông tin đã công khai sai sự thật thành thông tin đúng với chất lượng hàng hóa, sản phẩm đã quảng cáo trước đó. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã được công bố, đưa tin trên chính phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử đã công bố, đưa tin; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh