2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nghị định 38/2021/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2020 đã chấm dứt hiệu lực pháp lý của Nghị định 158/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Sự ra đời của Nghị định 38 đã quy định chi tiết những hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả với từng hành vi vi phạm, trong đó có những quy định cụ thể, chi tiết về hoạt động nhiếp ảnh. Để làm rõ vấn đề này, Luật Hoàng Anh sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây!
Phạt tiền là một hình thức xử lý vi phạm chính do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật nhằm tước bỏ một khoản tiền nhất định của cá nhân, tổ chức vi phạm đó để sung công quỹ nhà nước. Hình thức này áp phổ biến hơn và tác động trực tiếp đến lợi ích vật chất, kinh tế của cá nhân, tổ chức vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản nên hình thức xử phạt này có hiệu quả rất lớn trong việc đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính nói chung và trong hoạt động nhiếp ảnh nói riêng.
Hoạt động nhiếp ảnh bao gồm: Vận động sáng tác, tổ chức trại sáng tác, thi, liên hoan, triển lãm, mua, bán và sử dụng tác phẩm nhiếp ảnh. Tùy theo tính chất và mức độ hành vi vi phạm, mức phạt tiền được áp dụng theo từng khung khác nhau với những hành vi khác nhau. Điều 18, Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về hoạt động nhiếp ảnh. Bao gồm hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng áp dụng với các hành vi sau đây:
Điều 9, Nghị định 72/2016/NĐ-CP về hoạt động nhiếp ảnh quy định tổ chức, cá nhân tổ chức vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 văn bản thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này có nghĩa rằng, việc thông báo là trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu. Khi không thực hiện tức là vi phạm hành chính về hoạt động nhiếp ảnh và chịu mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, là một điểm mới so với Nghị định 158/2013/NĐ-CP, không quy định về vấn đề này.
Việc thông báo lại được áp dụng trong trường hợp thay đổi nội dung ghi trong văn bản thông báo thì tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc vận động sáng tác, trại sáng tác, thi, liên hoan tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam. Khi không thông báo mà tự ý thay đổi nội dung thì cá nhân, tổ chức vi phạm chịu mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Trường hợp thay đổi nội dung ghi trong văn bản thông báo thì tổ chức đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan với danh nghĩa đại diện cho quốc gia Việt Nam phải gửi văn bản thông báo lại. Khác với việc thông báo lại ở phần trên, áp dụng với phạm vi tại Việt Nam, còn ở tình huống này lại áp dụng đối với việc di chuyển sản phẩm ra nước ngoài. Vì vậy, khi không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài dự thi, liên hoan theo quy định sẽ chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền, trong khoảng từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Tổ chức, cá nhân tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam phải có giấy phép triển lãm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tùy theo từng trường hợp cụ thể với từng loại hình triển lãm tác phẩm. Khi có nhu cầu triển lãm thì nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với: Triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh quy mô đại diện cho quốc gia hoặc nhiều quốc gia; triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh có quy mô toàn quốc, bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tổ chức tại 02 tỉnh, thành phố trở lên; triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh do tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tổ chức đại diện cho quốc gia hoặc có sự phối hợp của nhiều quốc gia; Hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh còn lại. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm:
Việc kê khai không trung thực trong hồ sơ đồng nghĩa với việc giả mạo hoặc kê khai không đúng đối với các giấy tờ được nêu ở trên. Khi vi phạm hành vi này thì chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền, trong khoảng từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh