2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nghị định 38/2021/NĐ-CP (Nghị định 38) về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2020 đã chấm dứt hiệu lực pháp lý của Nghị định 158/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Sự ra đời của Nghị định 38 đã quy định chi tiết những hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả với từng hành vi vi phạm, trong đó có những quy định cụ thể, chi tiết về hoạt động nhiếp ảnh. Để làm rõ vấn đề này, Luật Hoàng Anh sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây!
Điều 18, Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về hoạt động nhiếp ảnh. Bao gồm hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi sẽ bao gồm hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung là hình thức xử phạt được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình thức xử phạt chính. Nếu cá nhân, tổ chức không bị áp dụng hình thức xử phạt chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với họ. Khi vi phạm quy định về hoạt động nhiếp ảnh, hình thức xử phạt bổ sung quy định là tịch thu tang vật vi phạm.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Các hành vi sau, khi vi phạm bên cạnh hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì chịu hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm với hành vi sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh.
Tang vật vi phạm ở đây là giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh. Như vậy, ngoài việc bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng là hình thức xử phạt chính thì áp dụng hình thức xử phạt bổ sung kèm theo là tịch thu giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh.
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Khi vi phạm quy định về hoạt động nhiếp ảnh, ngoài hình thức xử phạt chính là phạt tiền và hình thức xử phạt bổ sung nêu trên thì một vài hành vi có thể chịu các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
Buộc thu hồi giấy là một biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về hoạt động nhiếp ảnh, áp dụng đối với hành vi kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh trong trường hợp đã được cấp
Đây là một trong các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi:
- Tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
- Đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
Văn hóa phẩm có nội dung độc hại là những thứ không có lợi cho sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của con người. Nếu như kinh doanh, sản xuất hàng hóa, vật phẩm hoặc truyền bá văn hóa phẩm sai lệch không phù hợp với đạo đức, phong tục Việt Nam thì vẫn có thể chịu chế tài với hình thức xử phạt chính là phạt tiền kèm theo việc làm cho những phương tiện này biến mất khỏi thị trường tiêu dùng. Được áp dụng với hành vi vi phạm hoạt động nhiếp ảnh sau:
- Triển lãm những tác phẩm nhiếp ảnh thuộc loại cấm phổ biến
- Sửa chữa, ghép tác phẩm nhiếp ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xâm phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
- Triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam có nội dung kích động bạo lực; khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Sửa chữa, ghép tác phẩm nhiếp ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa.
- Mua, bán, sử dụng, phổ biến tác phẩm nhiếp ảnh vi phạm pháp luật hoặc đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xin lỗi là việc cá nhân, tổ chức biểu hiện hối tiếc hay hối hận cho các hành động trong quá khứ mình đã làm và bản chất có thể gây ảnh hưởng đến người khác về cả vật chất, tinh thần. Trong các tình huống không chính thức, nó có thể gọi là nói lời xin lỗi. Mục đích của xin lỗi nói chung xin được tha thứ, hòa giải và khôi phục quan hệ giữa con người với nhau liên quan đến một hay nhiều tranh cãi.
Đối với hành vi sửa chữa, ghép tác phẩm nhiếp ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xâm phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân thì phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này.
Biện pháp khắc phục hậu quả này là một trong các cách thức buộc chủ thể phải đính chính lại thông tin mình đã đăng lên trước đó, làm cho phần lớn người dân thấy và tin tưởng nhưng bản chất lại sai lệch với thông tin chính thống. Chủ thể vi phạm buộc phải đăng tải một thông tin khác với nội dung đúng sự thật để tránh cho cộng đồng không nhầm lẫn và ảnh hưởng đến người tiêu dùng khác và những người có liên quan.
Đối với hành vi sửa chữa, ghép tác phẩm nhiếp ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm mục đích xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân văn hóa thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này bên cạnh việc xử phạt tiền.
Đối với tiêu hiểu tang vật vi phạm, hiểu một cách đơn giản thì đó là muốn tang vật biến khỏi thị trường, không được tồn tại trên thực tế. Với những hành vi tổ chức mà không được sự cho phép thì những vật phẩm trong triển lãm, hay trại sáng tác là tang vật vi phạm. Vì vậy bên cạnh hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì phải tiến hành biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi:
Tổ chức triển lãm tác phẩm nhiếp ảnh tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định.
Đưa tác phẩm nhiếp ảnh từ Việt Nam ra nước ngoài triển lãm mà không có giấy phép theo quy định;
Cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài sản, giấy tờ và vật có giá có được từ vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho đối tượng bị chiếm đoạt; phải nộp lại số tiền bằng với giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện đó đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện. Khi vi phạm về hoạt động nhiếp ảnh, cụ thể với hành vi sau thì phải áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền bên cạnh việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này:
Mua, bán, sử dụng, phổ biến tác phẩm nhiếp ảnh vi phạm pháp luật hoặc đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh