2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Với việc Nghị định 38/2021/NĐ-CP (Nghị định 38) về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2020 đã chấm dứt hiệu lực pháp lý của Nghị định 158/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Trong đó, có quy định về hình thức xử phạt chính, bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả với các hành vi vi vi phạm quy định về phổ biến phim. Vậy, cụ thể như thế nào sẽ được Luật Hoàng Anh giải đáp trong bài viết dưới đây!
Nội dung:
Điều 8, Nghị định 38/2021/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo quy định vi phạm quy định về phổ biến phim như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phổ biến phim được lưu trữ trên băng, đĩa mà không có nhãn kiểm soát;
b) Phổ biến phim không đúng nội dung quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng;
c) Không bảo đảm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim trong quá trình hoạt động.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến phim chưa được phép phổ biến.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Phổ biến phim theo quy định phải có cảnh báo mà không có cảnh báo;
c) Phổ biến phim cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định hoặc để khán giả không đúng với độ tuổi theo quy định vào rạp xem phim;
d) Phổ biến phim không đúng phạm vi quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng;
đ) Phổ biến phim truyện Việt Nam tại rạp không bảo đảm về tỷ lệ chiếu và thời gian chiếu theo quy định;
e) Phổ biến phim cho trẻ em dưới 16 tuổi tại rạp ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày;
g) Tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có nội dung kích động bạo lực trên truyền hình, dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động phổ biến phim của cơ sở chiếu phim tại địa điểm chiếu phim có hành vi vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy băng, đĩa hoặc những vật liệu chứa nội dung phim đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc tháo gỡ phim dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều này;
d) Buộc phải đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, d và e khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 4 Luật Điện ảnh 2006 nêu ra khái niệm: Phổ biến phim là việc đưa phim đến công chúng thông qua chiếu phim, phát sóng trên truyền hình, đưa lên mạng Internet và phương tiện nghe nhìn khác.
Chiếu phim ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ hàng ngày được hiểu là cá nhân, tổ chức chiếu phim sau 24 giờ đến trước 8 giờ. Quy định này được điều chỉnh so với Khoản 1, Điều 6, Nghị định 158/2013/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim tại nơi công cộng sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng”
Như vậy về mức phạt được tăng lên từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng thành 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Có thể thấy, việc chiếu phim trong tầm khoảng từ sau 24 giờ đến trước 8 giờ sáng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, phát triển thể chất của con người. Dưới góc độ sinh học, đó là khoảng thời gian con người tái tạo năng lượng, tăng cường sự trao đổi chất. Nếu như cắt giảm thời gian dành cho giấc ngủ của họ cho công việc, cho gia đình hoặc thậm chí cho các nhu cầu giải trí của bản thân như xem phim, nghe nhạc, chơi điện tử.... Hậu quả trước mắt là tình trạng mệt mỏi buồn ngủ vào ngày hôm sau sẽ ảnh hưởng đến năng suất công việc. Nhưng nếu việc này diễn ra thường xuyên chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc béo phì, đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến tim mạch trạng như bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, phình động mạch chủ..... thậm chí làm giảm tuổi thọ.
Đối với một trong các hành vi sau đây:
Các quy định tại Khoản này về cơ bản giống với Nghị định 158/2013/NĐ-CP, sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP nhưng mức phạt được tăng lên cao từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Về cách hiểu, có thể hiểu rằng:
- Phổ biến phim được lưu trữ trên băng, đĩa mà không có nhãn kiểm soát: Băng đĩa không có nhãn kiểm soát tức là không đáp ứng được tiêu chuẩn về nguồn gốc, chất lượng, không được thực hiện việc đưa phim đến công chúng thông qua chiếu phim, phát sóng trên truyền hình, đưa lên mạng Internet và phương tiện nghe nhìn khác.
- Phổ biến phim không đúng nội dung quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng: Giấy phép phổ biến phim là việc cơ quan nhà nước cấp chứng nhận cho phép cá nhân, tổ chức được phép phổ biến phim ra công chúng. Cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành, thực hiện đúng những giới hạn được cho phép. Trường hợp không thực hiện đúng thì bị phạt tiền.
- Không bảo đảm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim trong quá trình hoạt động: Trước khi các cơ sở chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt hoạt động trên thực tế, phải được thẩm ra về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối đảm bảo cho người tiêu dùng. Trong trường hợp khi hoạt động, không thực hiện thì bị áp dụng chế tài hành chính về hình thức xử phạt tiền được nêu lên ở trên khi cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra.
Phim chưa được phép phổ biến là phim chưa được cấp giấy phép phổ biến phim, không đủ điều kiện lưu hành rộng rãi phim trên thực tế. Mức phạt quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP tăng lên mạnh so với Nghị định cũ, từ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng thành từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim chưa được phép phổ biến tại nơi công cộng.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh