2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tờ rơi hay tờ bướm, tờ gấp là tờ giấy rời để giới thiệu, quảng cáo, tuyên truyền về một sự kiện, dịch vụ, sản phẩm nào đó. Tờ rơi thường được in hàng loạt với số lượng lớn rồi phát miễn phí cho người qua đường, dán lên các bảng thông tin hoặc phát ở các nơi đang diễn ra sự kiện. Bảng thông tin thường có ở các trường đại học, quán ăn, nhà sinh hoạt cộng đồng, tiệm giặt ủi và chợ.
Tờ rơi cùng với bưu thiếp, giấy rời và poster nhỏ đều mang tính thiết yếu và là hình thức thông tin tự do cho những ai muốn thu hút sự chú ý ở nơi công cộng nhưng không có khả năng kinh tế hoặc không cảm thầy cần thiết đăng quảng cáo trên báo.
Sự ra đời của tờ rơi là một hình thức quảng cáo phổ biến bởi không quá tốn kém nhưng phần nhiều có thể thu hút được chú ý của cộng đồng. Tuy nhiên, bởi vì kích thước nhỏ cho nên việc phát tờ rơi có thể ảnh hưởng đến cộng đồng. Do đó, khi vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông sẽ chịu các chế tài hành chính như sau:
Hình thức xử phạt chính áp dụng trong Nghị định 38/2021/NĐ-CP bao gồm 03 hình thức, trong đó có phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Cảnh cáo hành chính là hình phạt luôn đứng đầu nhất tương ứng với hình phạt nhẹ nhất, nhắc nhở và khiển trách công khai của pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khi vi phạm liên quan đến các lỗi nhẹ, mang tính chất không nghiêm trọng. Tức là khi vi phạm liên quan đến lĩnh vực này, hành vi đó không gây ảnh hưởng trên diện rộng, với nhiều người và có thể sửa sai được.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính trong đó, tổ chức cá nhân phải bỏ ra một khoản vật chất để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền với hành vi vi phạm của mình.
Mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội là hình ảnh, bộ mặt của đất nước, đánh giá xem tình hình có ổn định và đồng bộ thống nhất không, như một cách để thể hiện mức sống, trình độ phát triển của một quốc gia.
Điều này vi phạm điều cấm trong hoạt động quảng cáo, tại Khoản 4, Điều 8, Luật Quảng cáo năm 2012. Nhìn chung, tính nghiêm trọng của hành vi không đáng kể, do vậy nếu nhẹ thì áp dụng hình thức xử phạt là cảnh cáo. Tình trạng nghiêm trọng hơn thì áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Tăng lên so với quy định tại Khoản 49 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP, Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.
Đối với một trong các hành vi sau đây:
Phương tiện giao thông là từ ngữ để chỉ bất cứ những gì dùng để đi lại, kể cả phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa hay cả đường hàng không. Ở Việt Nam, mỗi một phương tiện chịu sự điều chỉnh riêng của pháp luật chuyên ngành nhưng về cơ bản đều phải tuân theo quy định chung liên quan đến hoạt động quảng cáo.
Mặc dù kết cấu ở phương tiện giao thông đều có sự khác nhau, song mặt trước, mặt sau hay trên nóc đều có những vai trò riêng để đảm bảo an toàn khi tham gia, không bị chắn tầm nhìn và bảo vệ người tham gia giao thông khi tham gia hoạt động này. Do vậy, trường hợp dán quảng cáo, áp phích, … lên mặt trước, mặt sau và trên nóc của một phương tiện giao thông thì chịu mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Điều này giữ nguyên so với Nghị định 158/2013/NĐ-CP và Khoản 49 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP.
Diện tích quảng cáo là phần thể hiện các sản phẩm quảng cáo trên mặt báo in, báo hình, báo điện tử, trang thông tin điện tử, xuất bản phẩm, bảng quảng cáo, phương tiện giao thông hoặc trên các phương tiện quảng cáo tương tự.
Quy định về diện tích ở các phương tiện giao thông được áp dụng như sau:
Việc quy định điều này giúp việc bố trí các hình ảnh quảng cáo phù hợp với thị hiếu của người xem, cũng như bảo đảm logo hay biển hiệu, biển kiểm soát của phương tiện không bị che lấp và tạo thuận tiện giúp các cơ quan Nhà nước có thể thực hiện tốt chức năng quản lý, giám sát các phương tiện tham gia giao thông khi có hành vi vi phạm xảy ra.
Do đó, hành vi này khi vi phạm chịu mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lỗi được biểu hiện thành hành vi nếu người có lỗi thực hiện nó trên thực tế. Tương tự trong vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự xã hội cũng vậy. Phải có người cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thì mới có nhu cầu quảng cáo, mới có hoạt động quảng cáo trên tờ rơi.ư
Vì vậy, khi người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội thì chịu mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng .
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra.
Khi vi phạm quy định về quảng cáo làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội và trên phương tiện giao thông thì ngoài mức phạt tiền, cần phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả với những hành vi cụ thể sau:
Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây:
Việc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.
Khi thực hiện hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội thì chịu một trong hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng kèm theo việc tiêu hủy tờ rơi quảng cáo.
Tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo là làm cho các poster quảng cáo, banner không được xuất hiện để quảng bá rộng rãi ra cộng đồng dân cư. Đối với hành vi sau khi vi phạm thì phải gỡ khỏi phương tiện giao thông và không được phép quảng cáo sản phẩm:
Nhìn chung quy định của Nghị định 38/2021/NĐ-CP được kế thừa trên tinh thần của Nghị định 158/2013/NĐ-CP và Nghị định 28/2017/NĐ-CP, phù hợp với quy định chung trong Luật Quảng cáo năm 2012.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh