2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngoài các hình thức xử phạt chính là phạt tiền, Nghị định 38/2021/NĐ-CP còn quy định các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi vi phạm quy định về thi người đẹp, người mẫu, cụ thể như sau:
Hình thức xử phạt bổ sung là hình thức xử phạt được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình thức xử phạt chính ( bổ sung cho hình thức xử phạt chính ). Nếu cá nhân, tổ chức không bị áp dụng hình thức xử phạt chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với họ. Nghị định 38/2021/NĐ-CP chỉ quy định 01 hình thức xử phạt bổ sung đó đình chỉ hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi:
- Tổ chức thi người đẹp, người mẫu có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức thi người đẹp, người mẫu có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Khi vi phạm quy định về thi người đẹp, người mẫu thì bao gồm các biện pháp khắc phục cụ thể với từng hành vi cụ thể như sau:
- Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu.
- Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài.
- Không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng cuộc thi người đẹp, người mẫu theo quy định.
- Không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng cuộc thi người đẹp, người mẫu theo quy định.
- Sử dụng danh hiệu, giải thưởng cuộc thi người đẹp, người mẫu sau khi bị thu hồi hoặc có quyết định hủy kết quả cuộc thi, liên hoan.
- Không thu hồi danh hiệu đã trao cho cá nhân đạt giải cuộc thi người đẹp, người mẫu khi có văn bản yêu cầu thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Tổ chức thi người đẹp và người mẫu mà không có văn bản chấp thuận.
- Tổ chức thi người đẹp, người mẫu có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức thi người đẹp, người mẫu có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.
Như vậy, có thể thấy rằng, việc xử phạt hành chính với hành vi vi phạm quy định về thi người đẹp, người mẫu tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP thay đổi căn bản các điều, khoản, điểm cũng như mức phạt, hành vi so với Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Điều này tạo ra sự rành mạch, rõ ràng, hạn chế các quy định chồng chéo với nhau cũng như phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội hiện nay.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh