2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường, Nghĩa vụ bồi thường chỉ được thực hiện đầy đủ, chính xác khi thiệt hại được xác định cụ thể. Do đó, việc xác định thiệt hại có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng, thực hiện các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đối với mỗi thiệt hại, sẽ có những căn cứ để xác định thiệt hại riêng phù hợp với tính chất, đặc điểm của nó. Trong đó, thiệt hại về tính mạng được xác định theo quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:
“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”
Tính mạng của con người là vô giá không thể tính thành tiền. Bên cạnh đó người bị xâm phạm đến tính mạng đã không còn tồn tại, vì vậy việc bồi thường thiệt hại thực chất là bồi thường những vật chất phải bỏ ra liên quan đến cái chết của người bị hại. Khi tính mạng bị xâm phạm, thiệt hại cũng được xác định bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
Thiệt hại về vật chất bao gồm những tổn thất có thể tính toán cụ thể bằng các đơn vị đo lường. Theo đó, thiệt hại vật chất do xâm phạm đến tính mạng của chủ thể khác bao gồm:
-Một là, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại đến khi người bị thiệt hại qua đời là một quãng thời gian không thể xác định trước. Người bị thiệt hại có thể qua đời ngay sau khi người gây thiệt hại có hành vi gây thiệt hại. Nhưng cũng có thể giữa hai thời điểm đó là một quãng thời gian nhất có thể là vài năm, vài tháng, hoặc vài ngày,… Vì vậy, trước khi người bị thiệt hại qua đời, người gây thiệt hại vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến sức khỏe, bao gồm: chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người thiệt hại; , thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động.
-Hai là, chi phí hợp lý cho việc mai táng. Chi phí mai táng là những khoản chi liên quan đến cái chết của nạn nhân, dùng để tổ chức tang lễ. Khoản chi phí này là căn cứ để xác định thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, nếu không có hành vi xâm phạm đến tính mạng của người gây thiệt hại thì người bị thiệt hại không phải chết, cũng không làm phát sinh chi phí này. Việc mai táng có sự khác nhau giữa các vùng miền, phù hợp với phong tục, tập quán từng nơi. Vì vậy, không thể xác định cụ thể chi phí mai táng chung mà tùy vào từng trường hợp mức bồi thường có thể khác nhau. Người gây thiệt hại phải bồi thường đúng, đầy đủ, kịp thời chi phí mai táng sao cho phù hợp với phong tục, tập quán nơi nạn nhân sinh sống và tổ chức tang lễ.
-Ba là, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh giữa những người có quan hệ thân thiết, gần gũi như cha mẹ với con cái, cháu chắt với ông bà, con cái với cha mẹ,….Người được cấp dưỡng là những người không có khả năng lao động, cuộc sống của họ phụ thuộc vào tiền cấp dưỡng, có thể nói cấp dưỡng là nguồn sống duy nhất của họ. Dựa trên tính nhân văn giữ con người với nhau, đồng thời bảo vệ lợi ích cho người được cấp dưỡng, pháp luật quy định tiền cấp dưỡng là một trong những căn cứ dùng để xác định thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng. Theo đó, nếu người chết là người có nghĩa vụ cấp dưỡng thì người gây thiệt hại phải bồi thường cả khoản tiền cấp dưỡng mà đáng lẽ ra người đã chết phải thực hiện.
-Bốn là, thiệt hại khác do pháp luật quy định. Liên quan đến tính mang của con người có thể làm phát sinh những thiệt hại khác phụ thuộc vào từng trường hợp, mà pháp luật không thể liệt kê hết tất cả. Do đó, quy định này là quy định mở rộng bao hàm các trường hợp còn lại trên thực tế.
Thiệt hại về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm là những bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của người bị thiệt hại. Đây cũng là loại thiệt hại khó xác định cụ thể bằng các đơn vị đo lường. Thiệt hại về tinh thần có ý nghĩa như việc xoa dịu nỗi đau mất người thân của những người còn lại, và thể hiện sự ăn năn, hối lỗi của người gây thiệt hại. Theo đó, chủ thể có quyền nhận bồi thường thiệt hại về tinh thần là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, bao gồm: cha, mẹ, vợ, chồng, con cái. Nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Những người có quan hệ nuôi dưỡng được xem như những người có quan hệ thân thích, quy định này nhằm phù hợp truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Thiệt hại về tinh thần mang tính trừu tượng, việc bồi thường cũng không thể xóa đi nỗi đau của những người thân của người bị thiệt hại, do đó, pháp luật đề cao sự thỏa thuận của các bên trong việc xác định mức bồi thường. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh