Xử phạt bổ sung khi vi phạm quy định về hoạt động mỹ thuật

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:55 (GMT+7)

Hình thức xử phạt bổ sung là hình thức xử phạt được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình thức xử phạt chính. Với các vi phạm về hoạt động mỹ thuật, phạt bổ sung gồm

Nghị định 38/2021/NĐ-CP (Nghị định 38) về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2020 đã chấm dứt hiệu lực pháp lý của Nghị định 158/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Trong đó có những quy định cụ thể, chi tiết về hoạt động mỹ thuật, đặc biệt là hình thức xử phạt bổ sung. Để làm rõ vấn đề này, Luật Hoàng Anh giải đáp trong bài viết dưới đây!

Nội dung

Hình thức xử phạt bổ sung là hình thức xử phạt được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình thức xử phạt chính ( bổ sung cho hình thức xử phạt chính ). Nếu cá nhân, tổ chức không bị áp dụng hình thức xử phạt chính thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với họ. Khi vi phạm quy định về hoạt động mỹ thuật, hình thức xử phạt bổ sung quy định là tịch thu tang vật vi phạm.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Các hành vi sau, khi vi phạm bên cạnh hình thức xử phạt chính là phạt tiền thì chịu hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm. Gồm:

1. Các hành vi vi phạm liên quan đến nội dung giấy phép.

Sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép triển lãm mỹ thuật hoặc giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ hoặc giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng hoặc giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc.

Khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật hoặc giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ hoặc giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng hoặc giấy phép tổ chức trại sáng tác điêu khắc thì chúng chỉ có giá trị khi giữ nguyên trạng thái ban đầu, không sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung đã được cấp trước đó. Việc thực hiện các hành động trên có yếu tố “không trung thực” và khi pháp luật chỉ quy định nếu muốn thay đổi thông tin nội dung đã được cấp thì phải thông báo chứ không được tự ý. Khi vi phạm thì cũng chịu mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng là hình thức xử phạt chính kèm theo hình thức xử phạt bổ sung trên.

2. Hành vi vi phạm liên quan đến sao chép tác phẩm mỹ thuật.

a. Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng không đúng nội dung ghi trong giấy phép.

b. Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng mà không có giấy phép, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều này (Xây dựng, tượng đài, tranh hoành tráng không có giấy phép theo quy định)

Đối với sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng phải được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép, trừ trường hợp xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng. Như vậy, thủ tục xin giấy phép là một trong các hoạt động bắt buộc của các chủ thể tổ chức, không đúng nội dung ghi trong giấy phép là không đảm bảo những cam kết đã thỏa thuận trước đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, khi vi phạm cũng bị xử phạt hành chính là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu những tác phẩm nêu trên.

c. Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ không bảo đảm sự tôn kính;

Danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ là những người được nhiều người biết đến và tôn trọng, ngưỡng mộ, trở thành những tấm gương để thế hệ trẻ tương lai biết đến và noi theo. Do đó, tổ chức, cá nhân hành nghề sao chép, trưng bày tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ phải bảo đảm sự tôn kính. Nếu vi phạm hoạt động này thì chịu mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, điểm mới của Nghị định 38/2021/NĐ-CP so với Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư