2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Văn hóa là một trong những vấn đề hướng tới giá trị tinh thần, đảm bảo cho con người được phát triển toàn diện về cả thể chất, và tâm lý. Những năm gần đây, khi xã hội ngày càng phát triển, việc phát triển các giá trị văn hóa ngày càng được quan tâm. Một trong những biểu hiện đó là xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Mà mục đích trọng tâm là nhằm biến việc xây dựng nền văn hóa mới của chúng ta trở thành công việc toàn xã hội, ở đó tất cả các ngành, đoàn thể, cơ quan xí nghiệp, trường học... và tất cả mỗi chúng ta đều ghé vai gánh vác, đóng góp. Hiệu quả cuối cùng của công việc này lại đòi hỏi đạt được mục tiêu chung là: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Như vậy, người khuyết tật, người cao tuổi cũng được đối xử bình đẳng về quyền tham gia các hoạt động văn hóa như những đối tượng khác. Vì vậy, đối với những vi phạm quy định về hoạt động văn hóa cho người khuyết tật, người cao tuổi đều phải chịu xử phạt vi phạm hành chính dựa trên mức độ nguy hiểm của hành vi. Cụ thể bao gồm:
Nội dung:
Bởi vì đây là những đối tượng đặc thù cho nên việc tham gia hoạt động văn hóa của họ phải đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật để đảm bảo sức khỏe. Việc tham gia hoạt động văn hóa của 02 đối tượng này được quy định như sau:
Đối với người khuyết tật: Nhà nước hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật được hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch. Đồng thời hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với người khuyết tật.
Đối với người cao tuổi: Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần và rèn luyện sức khỏe của người cao tuổi. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi được học tập, nghiên cứu và tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch thông qua các biện pháp quy định của mình.
Điều này có thể thấy rằng, cá nhân, tổ chức không được phân biệt, kỳ thị đối với người khuyết tật và người cao tuổi. Bởi họ được Nhà nước đảm bảo trong việc phát triển, đón nhận các giá trị về hoạt động văn hóa. Khi vi phạm hành vi này, chịu mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, phát triển dựa trên Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Người cao tuổi được giảm ít nhất mười lăm phần trăm (15%) giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng tàu thủy chở khách, tàu hỏa chở khách, máy bay chở khách. Đồng thời được giảm ít nhất hai mươi phần trăm (20%) giá vé, giá dịch vụ thăm quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh; tập luyện thể dục, thể thao tại các cơ sở thể dục thể thao có bán vé hoặc thu phí dịch vụ.
Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao. Người khuyết tật nặng được giảm tối thiểu 50% giá vé, giá dịch vụ khi tham quan: Bảo tàng, di tích văn hóa - lịch sử, thư viện và triển lãm; Nhà hát, rạp chiếu phim; Các cơ sở thể thao khi diễn ra các hoạt động thể dục, thể thao trong nước; Các cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch khác.
Nhà nước đã có những ưu đãi cho các đối tượng này và buộc các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan tới hoạt động văn hóa phải thực hiện. Việc vi phạm sẽ chịu mức tiền phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Giữ nguyên so với Nghị định 158/2013/NĐ-CP khi quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật và người cao tuổi khi tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định.
Như đã nói ở trên, hoạt động văn hóa được Nhà nước đặt ra cho mọi đối tượng, không có sự phân biệt miễn họ đủ sức khỏe và nằm trong phạm vi pháp luật cho phép họ tham gia phù hợp với thể chất của mình.
Luật người cao tuổi năm 2009 và Luật Người khuyết tật năm 2010 đều có những quy định chung rằng nhà nước hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật, người cao tuổi; tạo điều kiện để người khuyết tật, người cao tuổi được hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.
Vì vậy, với các hành vi vi phạm quy định này thì chịu mức tiền phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Giữ nguyên so với quy định của Nghị định 158/2013/NĐ-CP khi quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi từ chối để người khuyết tật, người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao của người khuyết tật, người cao tuổi khi có đủ điều kiện.
Người cao tuổi, người khuyết tật là những đối tượng đặc thù mà pháp luật quy định. Theo đó,
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Trong khi đó, việc từ đủ 60 tuổi trở lên sức khỏe, tinh thần và tính nhạy bén, linh hoạt bị giảm sút.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch có trách nhiệm cung cấp dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật phải bảo đảm an toàn, thuận tiện và phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.
Do đó, với hành vi cung cấp dịch vụ, trang thiết bị phục vụ không bảo đảm an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi khi tham gia hoạt động văn hóa vô hình chung gián tiếp xâm phạm đến sức khỏe của họ. Mức phạt phải chịu là từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Giữ nguyên so với quy định tại Nghị định 158/2021/NĐ-CP là phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ, trang thiết bị phục vụ không bảo đảm an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi khi tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
Biện pháp khắc phục hậu quả được hiểu là hình thức cưỡng chế do Nhà nước tiến hành, buộc người có hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý nhất định nhằm hạn chế hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Trong đó, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm là một trong những biện pháp chung quy định trong xử phạt vi phạm hành chính nhằm khắc phục lỗi của chủ thể.
Khi không thực hiện việc miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật và người cao tuổi khi tham gia hoạt động văn hóa theo quy định, ngoài việc chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng thì phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên vào Ngân sách nhà nước.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật xử lý vi phạm hành chính
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh