2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là quyền được Nhà nước công nhận và bảo hộ theo quy định tại Điều 5, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 ( sau đây gọi tắt là Luật Nhà ở năm 2014). Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, ai được sở hữu nhà ở tại Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân. Căn cứ tại Điều 7, Luật Nhà ở năm 2014, các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
Khoản 1, Điều 5, Luật Đất đai năm 2013 quy định tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức).
Hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và đang sống chung.
Khoản 2, Điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là những đối tượng đầu tiên được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Căn cứ tại Khoản 3, Điều 3, Luật Quốc tịch năm 2008, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Đây là đối tượng thứ hai được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Căn cứ tại Khoản 1, Điều 159, Luật Nhà ở năm 2014, đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Các đối tượng trên dù không có quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn được quyền sở hữu Nhà ở tại Việt Nam.
Trên đây là các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014. Tuy nhiên, để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, các đối tượng này cũng cần phải đáp ứng các điều kiện cần thiết. Đó là các điều kiện gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong các bài viết tiếp theo.
Xem thêm: Các điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở là gì?
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh