2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở là gì?
Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là quyền được Nhà nước công nhận và bảo hộ theo quy định tại Điều 5, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 ( sau đây gọi tắt là Luật Nhà ở năm 2014). Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành các điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều 8, Luật Nhà ở năm 2014 quy định về các điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
Khoản 1, Điều 8, Luật Nhà ở năm 2014 quy định điều kiện thứ nhất được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam đó là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật Nhà ở năm 2014.
Điều 5, Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về các loại giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở như sau:
Trong trường hợp này, khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì phải có giấy tờ xác định nhân thân đối tượng theo quy định về cấp Giấy chứng nhận của pháp luật đất đai.
Xem thêm: Gắn link bài viết cấp Giấy chứng nhận
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ sau đây:
+ Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
+ Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ chứng minh đối tượng theo quy định tại Điều 74 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau:
Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Đối với tổ chức nước ngoài thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Các đối tượng được sở hữu nhà ở hợp pháp tại Việt Nam được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam thông qua các hình thức sau:
+ Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
+ Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức: Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Xem thêm: Ai được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh