An toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ được quy định như thế nào trong hợp đồng xây dựng?(P1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:49 (GMT+7)

Bài viết trình bày các quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Hợp đồng xây dựng là là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm xây dựng mới, sửa chữa và cải tạo công trình xây dựng. An toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ là một trong các nội dung được quy định trong hợp đồng xây dựng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các nội dung này? Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể, chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Điều 48, Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 37/2015/NĐ-CP) quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ trong hợp đồng xây dựng như sau: 

1. Các quy định về an toàn lao động trong hợp đồng xây dựng 

Theo Từ điển Tiếng Việt an toàn là danh từ chỉ các điều kiện đảm bảo để không xảy ra sự cố hay nguy hiểm. Từ quy định trên có thể hiểu an toàn lao động là các điều kiện để đảm bảo không xảy ra sự cố hay nguy hiểm trong quá trình lao động, thực hiện accs công việc trong hợp đồng xây dựng như xây dựng, sửa chữa hoặc cải tạo công trình xây dựng.

Hợp đồng xây dựng là sự thoả thuận giữa các bên do vậy, trách nhiệm của các bên về an toàn lao động phải được thảo thuận trong hợp đồng xây dựng và được quy định như sau: 

a. Trách nhiệm chung của nhà thầu thi công xây dựng và các bên liên quan 

- Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra.

b. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng 

Nhà thầu thi công xây dựng được hiểu là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện các hoạt động thi công xây dựng  gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người, máy móc thiết bị và công trình trên công trường xây dựng, kể cả các công trình phụ cận. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thống nhất. Biện pháp an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.

Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động cho người lao động của mình. Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo về an toàn lao động.

Đồng thời, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường.

Xem thêm: 

An toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ được quy định như thế nào trong hợp đồng xây dựng?(P2)

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư