2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 62, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 (sau đây gọi tắt là Luật Xây dựng năm 2014) sửa đổi tại Khoản 19, Điều 1, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng. Vậy pháp luật hiện hành quy định cụ thể, chi tiết như thế nào về các hình thức này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Khoản 1, Điều 64, Luật Xây dựng năm 2014 và Khoản 1, Điều 22, Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định về việc thành lập của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án như sau:
Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng không thuộc trường hợp người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực hoặc các dự án có tính chất đặc thù, riêng biệt, theo nội dung quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để tổ chức quản lý một hoặc một số dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý.
Khoản 2, Điều 64, Luật Xây dựng năm 2014 và Khoản 2, Khoản 3, Điều 22, Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định về hoạt động và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án như sau:
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là tổ chức trực thuộc chủ đầu tư có con dấu, tài khoản được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án được chủ đầu tư giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình.
- Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án gồm Giám đốc, Phó giám đốc và các cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ tùy thuộc yêu cầu, tính chất của dự án. Thành viên của Ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định của chủ đầu tư.
- Giám đốc quản lý dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về điều kiện được xét cấp chứng chỉ quản lý dự án.
- Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng có hạng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình và công việc đảm nhận.
Các quy định về điều kiện được xét cấp chứng chỉ quản lý dự án, chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng chúng tôi sẽ trình bày chi tiết trong các bài viết tiếp theo.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án được chủ đầu tư thành lập để trực tiếp quản lý một hoặc một số dự án đầu tư xây dựng thuộc thuộc thẩm quyền quản lý. Do vậy, sau khi hoàn thành công việc quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo tự giải thể (căn cứ theo quy định tại Khoản 5, Điều 22, Nghị định 15/2021/NĐ-CP).
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh