2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Vậy các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tỏng bài viết dưới đây.
Điều 62, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 (sau đây gọi tắt là Luật Xây dựng năm 2014), sửa đổi tại Khoản 19, Điều 1, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 quy định về các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
“Điều 62. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
b) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
c) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;
d) Tổ chức tư vấn quản lý dự án.
2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công khi người quyết định đầu tư giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án thuộc cùng chuyên ngành hoặc trên cùng một địa bàn.
3. Ban quản lý dự án, tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 152 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.
Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm 04 mô hình sau:
a. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công khi người quyết định đầu tư giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án thuộc cùng chuyên ngành hoặc trên cùng một địa bàn.
b. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
Các quy định chi tiết về mô hình, tổ chức và hoạt động của các ban quản lý dự án đầu tư tại mục a, mục b chúng tôi sẽ trình bày cụ thể trong các bài viết tiếp theo
c. Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc
Điều 23, Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 15/2021/NĐ-CP) quy định về việc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án như sau:
- Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện, chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để tham gia quản lý dự án.
- Giám đốc quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực để được cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án theo quy định tại Điều 73 Nghị định Nghị định 15/2021/NĐ-CP, trừ trường hợp thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Các quy định về vấn đề này chúng tôi sẽ tìm hiểu chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo.
- Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm theo quyết định của chủ đầu tư và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc đảm nhận.
d. Tổ chức tư vấn quản lý dự án
Điều 23, Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức tư vấn quản lý dự án được thuê để quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
- Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
- Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án.
- Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu đối với dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đấu thầu.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh