Các quy định cụ thể về việc lấy ý kiến trong quá trình lập quy hoạch xây dựng là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:23 (GMT+7)

Bài viết trình bày các quy định cụ thể về việc lấy ý kiến trong quá trình lập quy hoạch xây dựng

Bên cạnh các quy định chung về việc lấy ý kiến, hình thức và thời gian lấy ý kiến trong quá trình lập quy hoạch xây dựng, pháp luật còn quy định một cách cụ thể về việc lấy ý kiến trong quá trình lập quy hoạch xây dựng đối với từng lọa quy hoạch cụ thể như sau: 

1. Lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện

Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của liên huyện, một huyện trong tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Điều 21, Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 44/2015/NĐ-CP) sửa đổi tại Khoản 7, Điều 1, Nghị định 72/2019/NĐ-CP ngày 30/08/2019 của Chính phủ quy định cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện

2. Lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng khu chức năng 

Quy hoạch xây dựng khu chức năng là việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi một khu chức năng. Quy hoạch xây dựng khu chức năng gồm quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.

Căn cứ tại Điều 22, Nghị định 44/2015/NĐ-CP, việc lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng khu chức năng được quy định như sau: 

+ Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng 

+ Trường hợp đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng do Bộ Xây dựng tổ chức lập, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan có trách nhiệm phối hợp lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan tại địa phương trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng.

3. Lấy ý kiến về quy hoạch nông thôn 

Quy hoạch nông thôn là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn. Quy hoạch nông thôn gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Căn cứ tại Điều 23, Nghị định 44/2015/NĐ-CP, cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch nông thôn.

4. Quy định về việc tiếp thu ý kiến 

Căn cứ tại Điều 24, Nghị định 44/2015/NĐ-CP, sau khi lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan, tổ chức tư vấn phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng hợp, giải trình các ý kiến này bằng văn bản.

Các nội dung góp ý phải được phân tích, giải trình đầy đủ, làm cơ sở hoàn chỉnh các phương án quy hoạch theo hướng đảm bảo sự phù hợp, có tính khả thi, hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và cộng đồng.

Văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng là một thành phần của hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

 

Luật Hoàng Anh 

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư