Các quy định cụ thể về việc thẩm định các Báo cáo của người quyết định đầu tư là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:40 (GMT+7)

Bài viết trình bày về việc thực hiện thẩm định, trách nhiệm của người đề nghị thẩm định, các thủ tục, yêu cầu cần chuẩn bị trong giai đoạn chuẩn bị dự án, các nội dung cần trong các dự án

Nếu như trong bài viết các quy định chung về việc thẩm định các Báo cáo của người quyết định đầu tư thì trong phần này chúng tôi sẽ trình bày các quy định chi tiết, cụ thể của pháp luật về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đẩu tư xây dựng của người quyết định đầu tư tại Điều 12, Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ, cụ thể như sau: 

1. Các quy định về việc thực hiện thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế- kỹ thuật 

a. Thực hiện thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án quan trọng quốc gia 

Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí được quy định chi tiết trong bài viết Dự án đầu tư xây dựng được phân loại như thế nào?(P1)

Việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

b. Thực hiện thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP

Dự án PPP là một trong các dự án đầu tư xây dựng được phân loại căn cứ vào nguồn vốn và hình thức đầu tư 

Hội đồng thẩm định hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, tổng hợp kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt dự án.

c. Thực hiện thẩm định đối với các dự án không thuộc trường hợp quy định tại mục 1.a, 1.b

Đối với các dự án không thuộc trường hợp quy định tại mục 1.a, mục 1.b, người quyết định đầu tư giao cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp với tính chất, nội dung của dự án khi không có cơ quan chuyên môn trực thuộc làm cơ quan chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. 

Người quyết định đầu tư được giao cơ quan chuyên môn về xây dựng làm cơ quan chủ trì thẩm định trong trường hợp có cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc.

d. Xử lý sau khi có kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng, ý kiến của các cơ quan 

Cơ quan chủ trì thẩm định tổng hợp kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng; ý kiến của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan (nếu có), trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng.

2. Trách nhiệm của người đề nghị thẩm định 

Người đề nghị thẩm định có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, trình hồ sơ đến cơ quan chủ trì thẩm định theo quy định tại mục 1.c. để tổ chức thẩm định.

3. Các thủ tục, yêu cầu cần chuẩn bị trong giai đoạn chuẩn bị dự án 

Theo yêu cầu riêng của từng dự án, chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải thực hiện các thủ tục, yêu cầu theo quy định của pháp luật có liên quan ở giai đoạn chuẩn bị dự án, trình cơ quan chủ trì thẩm định làm cơ sở xem xét, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, gồm:

+ Văn bản thỏa thuận cấp điện, cấp nước, thoát nước thải, đấu nối giao thông, các văn bản thỏa thuận về kết nối hạ tầng khác (nếu có);

+ Văn bản chấp thuận độ cao công trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (nếu có);

+ Kết quả thẩm định đối với dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

+ Văn bản thẩm duyệt hoặc ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

+ Kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ quan chuyên môn về xây dựng;

+ Kết quả thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Các nội dung cần thẩm định trong các dự án 

Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại Điều 57 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, trong đó một số nội dung được quy định cụ thể như sau:

Xem thêm: Gắn link bài viết các quy định chung về thẩm định 

+ Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu của pháp luật có liên quan tại mục 3;

+ Đối với dự án sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc có ảnh hưởng xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ, cơ quan chủ trì thẩm định gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, Điều 16 và Điều 17 Nghị định 15/2021/NĐ-CP; 

+ Việc xác định tổng mức đầu tư của dự án thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư