2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Khiếu nại và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng là một trong các nội dung của hợp đồng xây dựng. Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về các vấn đề này? Chúng tôi sẽ làm rõ trong bài viết dưới đây.
Khoản 1, Điều 2, Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 37/2015/NĐ-CP) quy định hợp đồng xây dựng là hợp đồng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Từ đó, có thể hiểu quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng là quá trình thực hiện các công việc của hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm các hoạt động như xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.
Khoản 1, Điều 44, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng trong Nghị định này được hiểu là khi một bên phát hiện bên kia thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo đúng hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã ký. Khi đó, bên phát hiện có quyền khiếu nại bên kia về nội dung này.
Việc khiếu nại trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng được thực hiện theo trình tự sau:
+ Một bên đưa ra khiếu nại. Trong vòng năm mươi sáu (56) ngày kể từ khi nảy sinh vấn đề một bên thực hiện hợp đồng không phù hợp với các thỏa thuận đã ký, bên phát hiện phải thông báo ngay cho bên kia về những nội dung đó và khiếu nại về các nội dung này. Ngoài khoảng thời gian này nếu không bên nào có khiếu nại thì các bên phải thực hiện theo đúng những thỏa thuận đã ký.
+ Khi một bên khiếu nại bên kia thì phải đưa ra các căn cứ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ những nội dung khiếu nại. Trong vòng hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, bên nhận được khiếu nại phải đưa ra những căn cứ, dẫn chứng về những nội dung cho rằng việc khiếu nại của bên kia là không phù hợp với hợp đồng đã ký, nếu những căn cứ và dẫn chứng không thuyết phục, không hợp lý thì phải chấp thuận với những khiếu nại của bên kia. Ngoài khoảng thời gian này nếu bên nhận được khiếu nại không có ý kiến thì coi như đã chấp thuận với những nội dung khiếu nại do bên kia đưa ra.
+ Các khiếu nại của mỗi bên phải được gửi đến đúng địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ trao đổi thông tin mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Các khiếu nại không được giải quyết bởi các bên tham gia hợp đồng sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
Khi các khiếu nại không được giải quyết bởi các bên tham gia hợp đồng thì sẽ được giải quyết dưới hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.
Trên thực tế, các tranh chấp liên quan đến xây dựng rất đa dạng. Các tranh chấp chủ yếu tập trung ở 05 nhóm: do vi phạm nghĩa vụ thanh toán, chậm trễ triển khai công trình và gia hạn, chất lượng và khối lượng công việc, bảo lãnh và đảm bảo; trượt giá và điều chỉnh giá.
Khoản 8, Điều 146, Luật Xây dựng năm 2014 quy định về nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng như sau:
- Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
- Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp.
Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.
Giải quyết tranh chấp thông qua Toà án được quy định tại Điều 26, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.
Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại được quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Căn cứ tại Khoản 2, Điều 45, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức hoặc một, một số cá nhân chuyên gia (gọi chung là ban xử lý tranh chấp), khi đó việc xử lý tranh chấp hợp đồng thông qua ban xử lý tranh chấp được quy định như sau:
- Ban xử lý tranh chấp có thể được nêu trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hoặc thiết lập sau khi có tranh chấp xảy ra. Số lượng thành viên ban xử lý tranh chấp do các bên tự thỏa thuận. Thành viên ban xử lý tranh chấp phải là người có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung tranh chấp, kinh nghiệm trong vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng và hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng xây dựng.
- Trong thời hạn hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày các bên nhận được kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên không đồng ý kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp thì có quyền phản đối và các tranh chấp này sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật.
Trường hợp quá thời hạn nêu trên không bên nào phản đối kết luận hòa giải thì coi như các bên đã thống nhất với kết luận hòa giải. Khi đó, các bên phải thực hiện theo kết luận hòa giải.
- Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh