Các quy định về việc giám sát thi công xây dựng công trình là gì?(P1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:43 (GMT+7)

Bài viết trình bày các quy định về việc giám sát thi công xây dựng công trình

Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong các bước thuộc trình tự quản lý thi công xây dựng công trình. Vậy cụ thể pháp luật hiện hành quy định chi tiết về việc giám sát thi công xây dựng công trình như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Khái quát về việc giám sát thi công xây dựng công trình 

Khoản 38, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014 quy định: 

"Điều 3. Giải thích từ ngữ 

28. Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng."

Từ quy định trên, có thể hiểu giám sát thi công xây dựng công trình là việc theo dõi, quan sát quá trình thi công xây dựng bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

Căn cứ tại Khoản 1, Điều 120, Luật Xây dựng năm 2014, công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công. 

Bên cạnh đó, đối với các công trình nhà ở riêng lẻ (nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập), Nhà nước cũng khuyến khích việc giám sát thi công. 

2. Các yêu cầu của việc giám sát thi công 

Khoản 2, Điều 120, Luật Xây dựng năm 2014 quy định việc giám sát thi công xây dựng công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau: 

+ Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;

+ Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;

+ Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

3. Các yêu cầu đối với nhà thầu giám sát thi công xây dựng 

Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Nhà thầu giám sát thi công xây dựng là nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để thực hiện việc giám sát thi công xây dựng. (các điều kiện của nhà thầu giám sát thi công xây dựng chúng tôi sẽ tìm hiểu trong các bài viết tiếp theo )

Khoản 3, Điều 120, Luật Xây dựng năm 2014 quy định nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.

4. Các trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công 

Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. Khoản 2, Điều 19, Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chủ đầu tư được quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung giám sát tại mục 2. 

Điều kiện năng lực của chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn được quy định tại Chương VIII, Luật Xây dựng năm 2014, chúng tôi sẽ tìm hiểu chi tiết hơn trong các bài viết tiếp theo. 

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư