2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nếu như trong bài viết Chỉ số giá xây dựng là gì chúng tôi đã trình bày về khái niệm và các thành phần của chỉ số giá xây dựng thì trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày các quy định về việc xây dựng và công bố chỉ số giá xây dựng, cụ thể như sau:
Khoản 3, Điều 27, Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ( sau đây gọi tắt là Nghị định 10/2021/NĐ-CP) quy định về việc xây dựng và công bố chỉ số giá xây dựng như sau:
- Đối với chỉ số giá xây dựng quốc gia:
Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng; xác định và công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia theo năm;
Phụ lục II, ban hành kèm theo Thông tư 11/2021/TT-BXD quy định chi tiết về phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng.
- Đối với chỉ số giá xây dựng trên địa bàn tỉnh
Sở Xây dựng tổ chức xác định chỉ số giá xây dựng trên địa bàn tỉnh theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn làm cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố hoặc phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng công bố theo định kỳ hàng quý, hàng năm hoặc sớm hơn khi cần thiết; đồng thời gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý.
Khoản 1, Điều 10, Thông tư 11/2021/TT-BXD quy định chỉ số giá xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố phải đảm bảo kịp thời, phản ánh khách quan, phù hợp với xu hướng biến động giá của thị trường trong khoảng thời gian được lựa chọn; không tính đến chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất kinh doanh.
Sở dĩ có quy định như vậy bởi vì chỉ số giá xây dựng là một mức, một tiêu chuẩn, qua đó ta thấy được sự thay đổi của giá xây dựng theo thời gian, nên việc công bố cần đảm bảo sự kịp thời, phù hợp với xu hướng biến động giá của thị trường để phản ánh một cách đúng nhất mức độ biến động của giá theo thời gian, từ đó xác định các nội dung trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng như: sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng một cách chính xác
Đơn vị tính chỉ số giá xây dựng là phần trăm (%).
Căn cứ tại Khoản 5, Điều 10, Thông tư 11/2021/TT-BXD, thời điểm gốc và thời điểm công bố chỉ số giá xây dựng được quy định như sau:
Thời điểm gốc là năm 2020, thời điểm so sánh là thời điểm công bố chỉ số giá xây dựng so với thời điểm gốc.
Đối với thời điểm gốc ở các địa phương, Bộ Xây dựng quy định về thời điểm thay đổi thời điểm gốc để các địa phương điều chỉnh cho phù hợp.
- Đối với các chỉ số giá xây dựng công bố theo quý, thời điểm công bố là trước ngày 15 tháng đầu quý sau.
- Đối với các chỉ số giá xây dựng công bố theo năm, thời điểm công bố là trước ngày 15 tháng một năm sau.
- Đối với chỉ số giá xây dựng theo tháng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng và điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng trên địa bàn. Thời điểm công bố chỉ số giá xây dựng theo tháng là trước ngày mùng 10 tháng sau.
Khoản 4, Điều 27, Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về việc sử dụng chỉ số giá xây dựng để điều chỉnh giá hợp đồng như sau:
Trường hợp sử dụng chỉ số giá xây dựng để điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng, đối với các công trình chưa có trong danh mục chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thì chủ đầu tư tổ chức xác định chỉ số giá theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Phụ lục II, ban hành kèm theo Thông tư 13/2021/TT-BXD.
Sau khi xác định, chủ đầu tư gửi Bộ Xây dựng (đối với công trình xây dựng theo tuyến trên địa bàn 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh) cho ý kiến về sự phù hợp của phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng, tính đúng đắn, hợp lý của việc xác định chỉ số giá.
Trong trường hợp này, việc xác định chỉ số giá xây dựng để điều chỉnh giá hợp đồng được quy định tại Khoản 7, Điều 10, Thông tư 11/2021/TT-BXD, cụ thể như sau:
- Loại chỉ số giá xây dựng được lựa chọn để tính toán điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại chỉ số giá xây dựng và thỏa thuận trong hợp đồng.
- Cơ cấu chi phí để xác định chỉ số giá xây dựng được xác định phù hợp với quy định tại Phụ lục VI Thông tư 13/2021/TT-BXD
- Lựa chọn các yếu tố chi phí đầu vào để xác định chỉ số giá xây dựng, cụ thể:
+ Các yếu tố chi phí đầu vào đại diện để xác định chỉ số giá xây dựng là các chi phí về loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu cho công trình hoặc loại công trình; và được lựa chọn theo nguyên tắc tổng tỷ trọng chi phí cho các loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu này phải chiếm trên 80% trong chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng tương ứng của công trình. Danh mục vật liệu để xác định chỉ số giá xây dựng phải được thống nhất về chủng loại, quy cách, nhãn mác. Danh mục nhân công xây dựng để xác định chỉ số giá xây dựng phải được thống nhất về nhóm, cấp bậc thợ. Danh mục máy và thiết bị thi công để xác định chỉ số giá xây dựng phải được thống nhất về chủng loại và công suất.
+ Giá vật liệu xây dựng, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 8 và các quy định tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 9 Thông tư 11/2021/TT-BXD.
- Thời điểm gốc, thời điểm so sánh để xác định chỉ số giá xây dựng phải căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng, tiến độ thực hiện của hợp đồng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng.
- Danh mục hồ sơ xin ý kiến về chỉ số giá theo hướng dẫn tại Phụ lục IX Thông tư 11/2021/TT-BXD.
Kinh phí cho việc thu thập số liệu, xác định và công bố chỉ số giá xây dựng được bố trí từ nguồn ngân sách hàng năm.
Xem thêm:
Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh