2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nhà nước công nhận quyền sở hữu nhà ở bằng cách cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều 6, Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở như sau:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài cần phải có các giấy tờ sau:
+ Có giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định của Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (bao gồm cả nhà ở được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở;
+ Có giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở
Xem thêm: Các điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở là gì?
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải trực tiếp hoặc uỷ quyền cho cho người khác bán hoặc tặng cho nhà ở đó.
Đối với nhà ở riêng lẻ được xây dựng có từ hai tầng trở lên và tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng có từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín (có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng), có diện tích sàn tối thiểu mỗi căn hộ từ 30 m2 trở lên và nhà ở này đáp ứng các điều kiện về nhà chung cư như có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.
Trường hợp chủ sở hữu bán, cho thuê mua, tặng cho, để thừa kế căn hộ trong nhà ở này cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở này thuộc sử dụng chung của các đối tượng đã mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế căn hộ.
Ngoài các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai, cơ quan cấp Giấy chứng nhận còn phải ghi thêm các nội dung sau đây:
+ Các thông tin về nhà ở theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Luật Nhà ở năm 2014 như loại, trường hợp là căn hộ chung cư thì phải ghi cả diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; nếu là nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
+ Thời hạn sở hữu nhà ở và các quyền được bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở của bên mua nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở có thời hạn đối với trường hợp quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở năm 2014 hoặc ghi thời hạn sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 161 của Luật Nhà ở, Điều 7 và Điều 77 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP;
+ Trường hợp mua bán nhà ở xã hội ở thì phải ghi thời hạn chủ sở hữu được quyền bán lại nhà ở xã hội này.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở có trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở; trường hợp người mua, thuê mua nhà ở tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì chủ đầu tư phải cung cấp hồ sơ và các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán, thuê mua cho người mua, thuê mua nhà ở.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh