Công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng bị xử lý như thế nào?(P2)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:52 (GMT+7)

Bài viết trình bày các quy định về việc xử lý trong trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng

Nếu như trong phần trước chúng tôi đã trình bày khái quát về công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, trách nhiệm của chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình khi phát hiện hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn, xử lý đối với chung cư cũ, chung cư có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, chủ thể có thẩm quyền thông báo về các công trình xảy ra sự cố, có dấu hiệu nguy hiểm thì trong phần này chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày về các vấn đề sau: 

Xem thêm: Công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng bị xử lý như thế nào?(P1)

Trách nhiệm của chính quyền địa phương khi phát hiện hoặc nhận được thông tin hạng mục công trình có dấu hiệu nguy hiểm

Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chính quyền địa phương có trách nhiệm:

- Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình hoặc công trình (nếu cần thiết);

- Yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các biện pháp khẩn cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và thời gian thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không chủ động thực hiện để đảm bảo an toàn;

- Trường hợp hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ sập đổ thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện ngay các biện pháp an toàn, bao gồm hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn (nếu cần thiết);

- Xử lý trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật khi không thực hiện theo các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, cụ thể: 

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;

+ Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 06/2021/NĐ-CP; cụ thể: 

Sở Xây dựng đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu chức năng, dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ trong đô thị (trừ đường quốc lộ qua đô thị), dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác;

Sở Giao thông vận tải đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trừ các công trình thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng; 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Sở Công Thương đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp trừ các công trình thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng;

Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với các công trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn được giao quản lý;

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Sở Giao thông vận tải - Xây dựng thì Sở này thực hiện nhiệm vụ thuộc Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải ở trên. 

+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.

Chủ thể áp dụng các biện pháp an toàn 

Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định 06/2021/NĐ-CP (bao gồm UBND cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên và Bộ Quốc phòng, Bộ Công án đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh) khi tiếp nhận thông tin về hạng mục công trình, công trình xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng có trách nhiệm áp dụng các biện pháp an toàn như hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, khoanh vùng nguy hiểm, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ. 

Trường hợp không xử lý kịp thời, gây thiệt hại về người và tài sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư