Đối tượng và điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:11 (GMT+7)

Bài viết trình bày về đối tượng, điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Pháp luật hiện hành quy định về đối tượng và đièu kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước tại Điều 57, Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau:

1. Đối tượng thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đó là: 

+ Người đang thực tế sử dụng nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó, bao gồm đối tượng được bố trí sử dụng nhà ở từ trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 (ngày ban hành Quyết định số 118/TTg của Thủ tướng Chính phủ về giá cho thuê nhà ở và đưa tiền nhà ở vào tiền lương)

+ Các đối tượng được bố trí nhà ở thuộc trường hợp giải quyết cho thuê đối với nhà ở và nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí để ở từ ngày 27 tháng 11 năm 1992 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 của Nghị định 99/2015/NĐ-CP, trừ trường hợp chiếm dụng nhà ở trái pháp luật.

2. Điều kiện thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước 

Pháp luật hiện hành quy định về các điều kiện đối với người thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể như sau: 

+ Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở và có tên trong hợp đồng này thì không phải ký lại hợp đồng thuê nhà, trừ trường hợp hợp đồng thuê nhà ở hết hạn và các bên phải ký lại hợp đồng theo quy định;

+ Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, không có hợp đồng thuê nhà ở nhưng có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở và có tên trong quyết định, văn bản này thì phải làm thủ tục ký hợp đồng thuê nhà ở với đơn vị quản lý vận hành, nhà ở;

+ Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở nhưng không có tên trong hợp đồng này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở;

+ Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở nhưng không có tên trong quyết định, văn bản này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở.

+ Trường hợp người đang thực tế sử dụng nhà ở do Nhà nước quản lý nhưng không có một trong các giấy tờ quy định mà có một trong các giấy tờ chứng minh đã sử dụng nhà ở được cấp trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 (gồm đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú; đăng ký kê khai nhà ở hoặc biên lai nộp tiền sử dụng đất hàng năm) và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện, có xác nhận của cơ quan quản lý nhà ở trong đơn đề nghị thuê nhà ở về việc người đang sử dụng không thuộc diện chiếm dụng trái pháp luật nhà ở này thì được ký hợp đồng thuê nhà ở với đơn vị quản lý vận hành.

3. Xử lý trong trường hợp chiếm dụng nhà ở trái pháp luật 

Trường hợp chiếm dụng nhà ở trái pháp luật thì bị thu hồi; 

Việc thu hồi nhà ở này được thực hiện tương tự trường hợp thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

Xem thêm: Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bị thu hồi trong các trường hợp nào?

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư